Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Địa lý lớp 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 12: Đặc điểm tự nhiên của khu vực đông Á để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Đặc điểm về tốc độ phát triển và sự thay đổi về cơ cấu nền kinh tế các nước Đông Nam Á.

- Sự phân bố một số ngành kinh tế, tập trung ở đồng bằng và ven biển.

- Nội dung chi tiết:

+ Như bài trước đã nêu, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước đế quốc nên trước đây trong kinh tế chỉ có những ngành mang lại lợi ích cho chính quốc mới được phát triển. Chủ yếu là các ngành khai thác mỏ như than, thiếc ở Việt Nam; khai thác thiếc, trồng cây cao su ở Malaixia; cây hương liệu ở Inđônêxia.. Người nông dân những nước này trồng lúa nhưng năng suất thấp nên chỉ đủ đảm bảo được nguồn lương thực tối thiểu phục vụ nhu cầu trong nước. Cuộc sống của người dân nô lệ ở các nước đều giống nhau, rất khổ cực, đói nghèo. Nhân dân từng nước đã nổi dậy, đấu tranh giành tự do, giành quyền làm chủ đất nước. Nhiều nước có những cuộc khởi nghĩa, cuộc chiến đấu chống xâm lược và lần lượt giành được độc lập: Việt Nam, Lào, Campuchia năm 1945; Philippin năm 1946; Mianma năm 1948; Inđônêxia năm 1950, Malaixia năm 1957; Brunây năm 1985.

+ Sau năm 1945, trừ ba nước Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn tiếp tục một cách chính thức hoặc không chính thức tiến hành cuộc chiến tranh chống đế quốc, các nước giành được độc lập khác đều có điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội và từng bước đã đạt được kết quả.

Tuy vậy từ năm 1996 đã có dự báo về khủng hoảng kinh tế ở một số nước do sự mất cân đối trong đầu tư và mất cân đối trong phát triển các ngành kinh tế như: phân bố nguồn đầu tư cho những ngành không làm ra lãi, tiêu dùng lạm vào vốn, kinh doanh những mặt hàng xa xỉ cho xã hội tiêu dùng, chuyển dịch cơ cấu chậm, vay vốn nhiều không trả nợ được, phụ thuộc vào nước ngoài,... năm 1997 đồng Bạt của Thái Lan mất giá, trước đây 1 đô la Mĩ đổi được khoảng 25 Bạt, thời điểm khủng hoảng đổi được trên 40 Bạt.

Ảnh hưởng của nền kinh tế thuộc địa còn thấy ở một số nước Đông Nam Á. Biểu hiện của nó là cơ cấu nền kinh tế vẫn thiên về nông nghiệp, ngành công nghiệp chưa có được vị trí đáng kể và chủ yếu vẫn là công nghiệp khai thác. Điều này thấy rõ đối với Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Một số nước khác tiến hành công nghiệp hoá từ những năm 60 của thế kỷ XX đã đạt được những thành tích đáng kể: Tỉ trọng ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tăng lên, đã sản xuất được một số mặt hàng cao cấp như phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, tủ lạnh, ti vi, v.v...

III. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu 1. Dựa vào bảng số liệu sau:

Nước

1990

1994

1996

1998

2000

2005

Inđônêxia

9,0

7,5

7,8

-13,2

4,8

5,6

Malaixia

9,0

9,2

10,0

-7,4

8,3

5,3

Philippin

3,0

4,4

5,8

-0,6

4,0

5,1

Thái Lan

11,2

9,0

5,9

-10,8

4,4

4,5

Việt Nam

5,1

8,8

9,3

5,8

6,7

8,4

Xingapo

8,9

11,4

7,6

0,1

9,9

6,4

Nhận xét về tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

- Tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á:

- Từ năm 1990 đến năm 1996 tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Đống Nam Á nhìn chung khá cao và được chia làm các giai đoạn: 1990-1996, năm 1998 và 2000-2005:

+ Giai đoạn 1990 đên 1996 các nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cao nhất là Malaixia. Việt Nam có tốc độ tăng nhanh nhất.

+ Năm 1998 hầu hết các nước có tốc độ tăng trưởng giảm hoặc âm (trừ Việt Nam), do khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ Thái Lan.

+ Năm 2000 đến 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước được phục hồi trở lại.

Câu 2. Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?

Trả lời:

Vì:

- Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.

- Các nước Đông Nam Á phát triển nhiều ngành kinh tế dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai.

- Năm 1997-1998 khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm.

- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.

Câu 3. Dựa vào bảng số liệu sau:

TỈ TRỌNG CÁC NGÀNH KINH TẾ TRONG TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á. (%)

Quốc gia

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

1980

2000

1980

2000

1980

2000

Campuchia

55,6

37,1

11,2

20,5

33,2

42,4

Lào

61,2

52,9

14,5

22,8

24,3

24,3

Philippin

21,5

16,0

. 38,8

31,1

36,1

52,9

Thái Lan

23,2

10,5

28,7

40,0

48,1

49,5

Nhận xét về tỉ trọng tổng sản phẩm trong nước của các nước Đông Nam Á thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Campuchia: Tỉ trọng nông nghiệp giảm mạnh từ 55,6% năm 1980 xuống 37,1% năm 2000, tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng, dịch vụ có tỉ trọng cao nhất năm 2000 (dẫn chứng).

- Lào: Tỉ trọng nông nghiệp giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất, tỉ trọng công nghiệp tuy có tăng, nhưng tỉ trọng còn thấp, tỉ trọng dịch vụ không thay đổi.

- Philippin: Tỉ trọng nông nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp giảm, tỉ trọng dịch vụ tăng và chiếm tỉ trọng cao nhất.

- Thái Lan: Tỉ trọng nông nghiệp giảm và thấp nhất, tỉ trọng công nghiệp tăng, dịch vụ tăng và chiếm tỉ trọng cao nhất.

Câu 4. Dựa vào bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI, NĂM 2000.

Nông sản

Đông Nam Á

Châu Á

Thế giới

Lúa (triệu tấn)

157

427

599

Mía (triệu tấn)

129

547

1278

Cà phê (nghìn tấn)

1400

1800

7300

Lợn (triệu con)

57

536

908

Trâu (triệu con)

15

160

165

a) Vẽ biểu đồ hình tròn so sánh sản lượng lúa, cà phê của khu vực Dông Nam Ả và châu Á so với thố giới.

b) Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhũng nông sản đó.

Trả lời:

a) Tính tỉ trọng lúa và cà phê của Đông Nam Á và Châu Á so với thế giới năm 2000.

Thế giới

Đông Nam Á

Châu Á

Các lãnh thố khác

Lúa

100

26,2

71,3

2,5

Cà phê

100

19,2

24,7

56,1

Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Biểu đồ so sánh sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và Châu Á so với thế giới, năm 2000 (%)

b) Khu vực này có thể sản xuất được những nông sản là vì:

- Các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho phát triển các nông sản nhiệt đới.

- Đông Nam Á có các đồng bằng châu thổ phì nhiêu rộng lớn thích hợp cho trồng lúa và nhân dân nhiều nước có kinh nghiệm trồng lúa.

- Đất pheralit phì nhiêu màu mỡ cho phép trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm, các đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc.

- Đây là một trong những khu vực vựa lúa của thế giới, cơ sở thức ăn để phát triển đàn lợn.

III. THÔNG TIN BỔ SUNG

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

2000

2002

2004

2005

Brunây

4315,0

4273,3

5484,7

5900,6

Campuchia

3593,9

4083,2

4884,2

5391,3

Đông Timo

316,2

343,2

338,0

349,0

Inđônêxia

165020,5

200111,1

254297,7

287216,8

Lào

1722,1

1819,0

2487,2

2855,0

Malaixia

90319,7

95266,3

118318,2

130143,2

Mianma

10549,0

9135,0

9081,0

Philippin

75912,5

76326,5

90100,1

98305,9

Xingapo

91476,1

88275,1

107498,1

116763,7

Thái Lan

122725,2

126877,0

161688,1

176602,2

Việt Nam

31172,5

35081,3

45358,7

53114,6

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm