Giải bài tập SGK Địa lý 8 bài 20

Giải bài tập SGK Địa lý 8 bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất

Giải bài tập SGK Địa lý 8 bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 20 trang 70: Quan sát hình 20.1, cho biết mỗi châu lục có những đới khí hậu nào?

Trả lời:

- Châu Mĩ có đầy đủ các đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.

- Châu Phi: Nhiệt đới.

- Châu Âu: Ôn đới và hàn đới.

- Châu Á: Nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

- Châu Đại Dương: Nhiệt đới và ôn đới.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 20 trang 70: Nêu đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Giải thích vì sao thủ đô Oen-lin-tơn (41oN, 175oĐ) của Niu Di-lân lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ.

Trả lời:

- Khí hậu nhiệt đới: Nhệt độ cao trên 20oC, thay đổi theo mùa. Lượng mưa tương đối lớn, tập trung vào mùa mưa.

- Khí hậu ôn đới: Mát mẻ, thời tiết thất thường.

- Khí hậu hàn đới: Lạnh và vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình năm dưới 0oC, mùa hạ rất ngắn.

- Thủ đô Oen-lin-tơn (41oN, 175oĐ) của Niu Di-lân đón năm mới vào những ngày mùa hạ, do địa điểm này thuộc bán cầu Nam. Khi năm mới của bán cầu Bắc đang là mùa đông thì bán cầu Nam là mùa hạ.

Giải bài tập Địa Lí 8 Bài 20 trang 71: Phân tích nhiệt độ, lượng mưa của bốn biểu đồ trên, cho biết kiểu khí hậu, đới khí hậu thể hiện ở từng biểu đồ.

Trả lời:

- Biểu đồ A:

+ Nhiệt độ: cao quanh năm trên 20oC, biên độ nhiệt không lớn.

+ Lượng mưa: tương đối lớn, tập trung vào từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Đây biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa khô và mùa mưa rõ rệt.

- Biểu đồ B:

+ Nhiệt độ tương đối cao, quanh năm trên 25oC, biên độ nhiệt nhỏ.

+ Lượng mưa lớn, mưa đều quanh năm.

+ Biểu đồ này thuộc khí hậu xích đạo ẩm.

- Biểu đồ C:

+ Nhiệt độ thấp, có gần 6 tháng dưới 0oC, biên độ nhiệt năm lớn.

+ Lượng mưa trung bình, mưa rải đều quanh năm, nhiều hơn về mùa hè.

+ Biểu đồ thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

- Biểu đồ D:

+ Nhiệt độ tương đối mát mẻ, tuy nhiên biên độ nhiệt lớn.

+ Lượng mưa khá lớn tập trung vào thu đông.

+ Biểu đồ thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 20 trang 71: Quan sát hình 20.3, nêu tên và giải thích sự hình thành các loại gió chính trên Trái Đất.

Trả lời:

- Nguyên nhân hình thành gió là do sự chênh lệch khí áp giữa các khu vực trên Trái Đất.

- Ở xích đạo do có nhiệt độ cao nên hình thành nên trung tâm áp thấp, không khí từ hai chí tuyến sẽ di chuyển về phía xích đạo tạo ra gió, gió này thổi thường xuyên quanh năm nên được gọi là gió Tín Phong.

- Gió từ các trung tâm áp cao chí tuyến cũng thổi về khoảng vĩ độ 60o Bắc, Nam để tạo ra gió Tây Ôn Đới.

- Ở hai cực có khí hậu lạnh, hình thành nên hai trung tâm áp cao, không khí lạnh từ đây di chuyển về phía các vùng áp thấp ở khoảng 60o Bắc Nam để hình thành nên gió Đông Cực.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 20 trang 71: Dựa vào hình 20.1, 20.3 và kiến thức đã học, giải thích sự hình thành của sa mạc Xa-ha-ra.

Trả lời:

- Bắc Phi có đường chí tuyến chạy qua nên hình thành trung tâm áp cao, quanh năm thời tiết ổn định, không có mưa.

- Bắc Phi là một khối lục địa lớn, địa hình cao, bờ biển ít cắt xẻ, ảnh hưởng của biển không vào sâu trong nội địa được.

- Phía bắc của châu Phi là lục địa Á – Âu, mùa đông có gió từ lục địa này thổi đến nên thời tiết khô hạn, không mưa.

- Dòng biển lạnh Ca-la-ha-ri chảy ven bờ tây bắc châu Phi, khiến cho thời tiết ở đây luôn khô ráo.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 20 trang 73: Quan sát hình 20.4, mô tả các cảnh quan trong ảnh. Các cảnh quan đó thuộc những đới khí hậu nào?

Trả lời:

- Hình a: Cảnh đàn chó đang kéo xe trượt tuyết ở khí hậu hàn đới.

- Hình b: Cảnh rừng lá kim ở đới ôn hòa.

- Hình c: Cảnh rừng thưa, xa van ở vùng nhiệt đới.

- Hình d: Cảnh rừng rậm thường xanh ở khí hậu nhiệt đới.

- Hình đ: Cảnh đồng cỏ ở vùng nhiệt đới.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 20 trang 73: Hãy vẽ lại sơ đồ hình 20.5 vào vở, điền vào các ô trống tên của thành phần tự nhiên và đánh mũi tên thể hiện mối quan hệ giữa chúng sao cho phù hợp và đầy đủ.

Trả lời:

Giải bài tập SGK Địa lý 8 bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 20 trang 73: Dựa vào sơ đồ đã được hoàn tất, trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên.

Trả lời:

Các thành phần tự nhiên có quan hệ mật thiết, chúng tác động qua lại lẫn nhau, nếu một thành phần thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác, dẫn đến thay đổi toàn bộ cảnh quan.

Bài 1 trang 73 Địa Lí 8: Quan sát hình 20.1, ghi vào vở:

a. Tên các châu lục, các đại dương theo thứ tự: I, II, ..., X.

b. Tên các đảo lớn theo thứ tự: 1, 2, ..., 11.

c. Tên các sông, hò lướn theo thứ tự: a, b, ...v.

Trả lời:

a. Tên các châu lục và đại dương:

I. Lục địa Bắc Mĩ.v

II. Lục địa Nam Mĩ.

III. Châu Âu.

IV. Châu Phi.

V. Châu Á.

VI. Châu Đại Dương.

VII. Bắc Băng Dương.

VIII. Đại Tây Dương.

IX. Ấn Độ Dương.v

X. Thái Bình Dương.

b. Tên các đảo lớn:

1. Grơn-len.

2. Ai-xơ-len.

3. Anh, Ai-len.

4. Cu-ba.

5. Xi-xin.

6. Ma-đa-ga-xca.

7. Hôn-su.

8. Ca-li-man-ta.

9. Xu-ma-to-ra.

10. Niu Ghi-nê.

11. Niu Di-len.

c. Tên sông hồ:

a. Sông Cô-lô-ra-đô

b. Hồ Nô lệ lớn.

c. Sông Mit-xi-xi-pi.

d. Ngũ hồ.

e. Sông Ô-ri-nô-cô.

f. Sông a-ma-dôn.

g. Sông Pa-ra-na.

h. En-bơ.

i. Sông Đa-nuýp.

k.Sông Vôn-ga.

l. Sông Nin.

m. Sông Ni-giê.

n. Sông Công-gô.

o. Sông Dăm-be-di.

p. Sông Ô-bi.

q. Sông I-ê-nít-xây.

r. Sông Lê-na.

u. Sông Hằng.

s. Sông Hoàng Hà.

t. Sông Trường Giang.

x. Hồ Bai-kal.

Bài 2 trang 73 Địa Lí 8: Dựa vào hình 20.1 và kiến thức đã học, điền vào bảng theo mẫu dưới đây một số đặc điểm tiêu biểu của khí hậu, cảnh quan tự nhiên của châu Á.

Trả lời:

Giải bài tập SGK Địa lý 8 bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất

Đánh giá bài viết
2 428
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Địa lý 8

    Xem thêm