Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 8: Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước châu Á

Địa lý lớp 8 bài 8: Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước châu Á

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 8: Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước châu Á. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

ĐỊA LÍ 8 BÀI 8: GIẢI BÀI TẬP TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Các nước Châu Á ngày nay đã đạt được một số thành tựu trong kinh tế - xã hội.

- Trong nông nghiệp: Châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo, 39% sản lượng lúa mì thế giới. Nhiều nước tự túc được lương thực và có nhiều sản phẩm xuất khẩu.

- Trong công nghiệp: Nhiều ngành công nghiệp có vị trí quyết định đối với nhiều nước, góp phần cung cấp công cụ, phương tiện giao thông, các sản phẩm tiêu dùng; không những đáp ứng nhu cầu mà còn tạo ra mặt hàng xuất khẩu.

- Trong dịch vụ: Nhiều nước dịch vụ phát triển cao và đã đóng góp tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP.

- Đời sống của nhân dân châu Á đang được nâng lên rõ rệt.

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 28 SGK địa lí 8: Dựa vào bình 8.1 SGK, cho biết:

- Các nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu nào? Giải thích.

- Khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa có nhũng loại cây trồng, vật nuôi nào là phổ biến nhất? Giải thích.

Trả lời:

- Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á:

+ Các loại cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, chè, cao su, dừa, cà phê.

+ Vật nuôi chủ yếu là lợn, trâu, bò.

- Khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa:

+ Cây trồng chủ yếu là lúa mì, bông, chà là.

+ Vật nuôi là cừu

- Giải thích:

+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có các đồng bằng, có khí hậu ôn đới gió mùa, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.

+ Khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa chủ yếu là các cao nguyên, sơn nguyên, có khí hậu lục địa khô.

Giải bài tập 2 trang 28 SGK địa lí 8: Dựa vào bảng 7.2, cho biết: Mối quan hệ giũa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP/đầu người của các nước.

Trả lời:

Các nước có tỉ trọng dịch vụ cao trong cơ cấu GDP thì GDP/đầu người cao. Trái lại, ở các nước có tỉ trọng giá trị dịch vụ thấp trong cơ cấu GDP thì GDP/đầu người cũng thấp.

Giải bài tập 3 trang 28 SGK địa lí 8: Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Ngành kinh tế

Nhóm nước

Tên các nước và vùng lãnh thố

Nông nghiệp

Công nghiệp

Trả lời:

Ngành kinh tế

Nhóm nước

Tên các nước và vùng lãnh thố

Nông nghiệp

Các nước đông dân, sản xuất đủ lương thực

Các nước xuất khẩu nhiều gạo

Trung Quốc, Ấn Độ

Thái Lan, Việt Nam Công nghiệp

Công nghiệp

Cường quốc công nghiệp

Các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới

Nhật Bản

Đài Loan, Hàn Quốc

Giải bài tập 4 trang 28 SGK địa lí 8: Thành tựu trong sản xuất nông nghiệp của các nước châu Á.

Trả lời

- Châu Á chiếm tới 93% sản lượng lúa gạo toàn thế giới.

- Hai nước đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ đã tự giải quyết được lương thực và một phần xuất khẩu.

- Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhất và thứ hai thế giới.

III. THÔNG TIN BỔ SUNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Về kinh tế các nước Đông Nam Á, có thể chia thành ba trình độ phát triển:

- Nhóm nước công nghiệp: Xingapo.

- Nhóm nước có tỉ trọng công nghiệp và dịch cao, tỉ trọng nông nghiệp thấp: Thái Lan, Malaixia, Philippin, Inđônêxia.

- Nhóm các nước có tỉ trọng nông nghiệp cao, ngành công nghiệp và dịch vụ còn thấp: Lào, Campuchia, Việt Nam, Mianma và Đông Timo. Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực và có thể nhỉnh hơn các nước kia. Số liệu về chỉ số kinh tế của một số nước Đông Nam Á (năm 2003)

Nước

GDP (tỉ USD)

GDP theo đầu người (USD)

Tỉ lệ nông - lâm - ngư nghiệp (%)

Tỉ lệ công nghiệp (%)

Tỉ lệ dịch vụ (%)

Xingapo

91,3

21490

0,1

34,9

65,0

Thái Lan

143,0

2310

9,7

44,0

46,3

Malaixia

103,7

4190

9,7

48,5

41,8

Philippin

80,6

990

14,5

32,3

53,2

Inđônêxia

208,3

970

16,6

43,5

39,9

Lào

2,1

370

48,6

25,9

25,5

Campuchia

4,2

320

34,4

29,7

35,9

Nền kinh tế các nước Đông Nam Á tăng trưởng ổn định trở lại sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.

Nền kinh tế của Thái Lan tăng 6% giai đoạn 2003 - 2004. Trước đó, giai đoạn 1998 - 2000 tăng chỉ ở mức 4,3%. Mức tăng trưởng của nền kinh tế giai đoạn 1999 - 2003 khoảng 5,9%. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao và ổn định nhất khu vực với mức 8,2% năm 2006.

Theo nhận định của các nhà kinh tế, nền kinh tế của các nước vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức từ 5-6% giai đoạn tới, trong đó Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng cao nhất khu vực.

Nền kinh tế khu vực tăng cường phát triển theo hướng liên kết giữa các quốc gia thành viên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm