Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý 8 bài 24

Giải bài tập SGK Địa lý 8 bài 24: Vùng biển Việt Nam

Giải bài tập SGK Địa lý 8 bài 24: Vùng biển Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 24 trang 88: Em hãy tìm trên hình 24.1 vị trí các eo biển và các vịnh nêu trên.

Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2, tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào?

Trả lời:

- Học sinh tìm trên bản đồ các eo biển Ma-lac-ca, Ba-la-bắc, Min-đô-rô, Đài Loan, Quỳnh Châu và các vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ.

- Biển Việt Nam trong biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2. Tiếp giáp với biển của Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, In-đô-nê-si-a và Bru-nây.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 24 trang 89: Quan sát hình 24.2, em hãy cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Nhiệt độ tầng mặt nước biển thay đổi theo mùa, nhiệt độ tháng 1 thấp hơn tháng 7, biên độ nhiệt tháng 1 cao hơn tháng 7.

- Tháng 1, nhiệt độ tầng mặt nước biển tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Vào tháng 7, nhiệt độ tầng mặt nước biển miền Bắc và miền Nam tương đương nhau, tuy nhiên nhiệt độ giảm dần từ bờ ra ngoài khơi, riêng Duyên hải Nam Trung bộ nhiệt độ tăng dần từ bờ ra ngoài khơi.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 24 trang 89: Dựa vào hình 24.3, em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Hướng dòng biển ứng với hai mùa gió, mùa đông chảy theo hướng Đông Bắc, mùa hạ chảy theo hướng Tây Nam.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 24 trang 90: Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng ta là cơ sở cho những ngành kinh tế nào?

Trả lời:

- Hải sản: phát triển ngành khai thác hải sản.

- Bờ biển, đảo: phát triển ngành du lịch, xây dựng cảng biển.

- Khoáng sản: phát triển công nghiệp khai khoáng muối, titan, thủy tinh, dầu mỏ,...

- Mặt nước: phát triển giao thông vận tải.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 24 trang 90: Em hãy cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta.

Trả lời:

- Bão.

- Sạt lở bờ biển.

- Xâm nhập mặn.

- Cát bay, cát chảy....

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 24 trang 90: Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?

Trả lời:

- Xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý.

- Thực hiện khai thác theo quy định.

- Mỗi cá nhân, tổ chức cần có ý thức, hạn chế tối đa các tác động gây hại đến môi trường biển.

- Khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển bền vững.

Bài 1 trang 91 Địa Lí 8: Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển.

Trả lời:

- Chế độ nhiệt: nhiệt độ nước biển trung bình trên 20oC, biên độ nhịêt năm nhỏ.

- Chế độ gió: hai hướng gió chính Đông Bắc và Tây Nam.

- Chế độ mưa: lượng mưa tương đối lớn từ 1100 – 1300mm/năm.

Bài 2 trang 91 Địa Lí 8: Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

Trả lời:

- Thuận lợi: phát triển đa dạng các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

- Khó khăn: nhiều thiên tai, các tài nguyên biển có nguy cơ cạn kiệt.

Bài 3 trang 91 Địa Lí 8: Sưu tầm tranh ảnh về hải sản và cảnh đẹp của biển Việt Nam.

Trả lời:

Học sinh tự sưu tầm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Địa Lí 8 ngắn nhất

    Xem thêm