Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

Bài tập môn Địa lý lớp 8

Giải bài tập SBT Địa lí 8 bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 9: Khu vực Tây Nam Á

Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

Câu 1: Dựa vào bảng số liệu:

Bài tập địa lý

Em hãy:

a, Tính mật độ dân số các khu vực của châu Á năm 2008 và ghi vào cột Mật độ ở bảng trên.

b, Vẽ biểu đồ so sánh mật độ dân số của một số khu vực châu Á theo gợi ý dưới đây:

c, Qua biểu đồ trên, em rút ra được những nhận xét gì?

Trả lời:

a,

Khu vực

Mật độ (người/km2)

Đông Á

132.460

Nam Á

338.093

Đông Nam Á

130.367

Trung Á

15.2

Tây Nam Á

47.2

b,

Bài tập địa lý

c,

Châu Á là khu vực có mật độ dân số thuộc top đầu các quốc gia và khu vực trên thế giới. Tuy nhiên sự phân bố dân cư lại không đồng đều trên toàn lãnh thổ. Cụ thể:

  • Dân cư tập trung với mật độ cao ở các khu vực có khí hậu ôn hòa, nóng ẩm, mưa nhiều, địa hình tương đối bằng phẳng như các khu vực thuộc Nam Á, Đông Á hay Đông Nam Á.
  • Các khu vực còn lại là Trung Á và Tây Nam Á có khí hậu khắc nghiệt địa hình khó khăn hiểm trở thì tập trung dân cư rất thưa thớt.

Câu 2: Nối ô chữ bên trái (A) với những ô chữ thích hợp ở bên phải (B) để nêu rõ những khó khăn về KT - XH của Nam Á khi phát triển kinh tế.

Trả lời:

Bài tập địa lý

Câu 3:

a, Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP của Ấn Độ các năm 1995, 1999 và năm 2007 theo gợi ý sau

b, Qua biểu đồ, nêu nhận xét về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ân Độ. Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của Ấn Độ như thế nào?

Trả lời:

a,

Bài tập địa lý

b,

Qua các biểu đồ ta nhận thấy, cơ cấu GDP của Ấn Độ có sự thay đổi tương đối rõ rệt. Theo đó, cơ cấu ngành Nông – Lâm – Thủy sản có xu hướng giảm dần từ 28.4% năm 1999 giảm xuống 17.8% năm 2007 các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng trong đó ngành công nghiệp xây dựng tăng 2,3%/8 năm còn dịch vụ tăng 8.3%/ 8 năm.

Dẫn đến Sự chuyển dịch trong cơ cấu GDP của Ấn Độ phản ánh xu hướng CNH – HĐH của nền kinh tế Ấn Độ.

Đánh giá bài viết
1 1.239
Sắp xếp theo

    Giải SBT Địa lí 8

    Xem thêm