Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

Địa lý lớp 8 bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Giai đoạn phát triển tiền Cambri

Là giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ Việt Nam, cách đây 540 triệu năm. Giai đoạn này nước ta mới chỉ hình thành các mảng nền cổ, các loài sinh vật còn rất ít và sơ khai, bầu khí quyển có rất ít ô xi.

2. Giai đoạn cổ kiến tạo

- Cách đây 65 triệu năm.

- Nước ta chịu ảnh hưởng của các cuộc vận động tạo núi lớn, nên phần lớn lãnh thổ nước ta đã là đất liền, sinh vật phát triển mạnh mẽ, hình thành cho nước ta một số mỏ khoáng sản. Đến cuối giai đoạn này, địa hình nước ta chịu tác động của ngoại lực tạo thành những bề mặt san bằng.

3. Giai đoạn Tân kiến tạo

- Đã diễn ra trong thời gian ngắn, từ 65 triệu năm trước cho đến ngày nay.

- Nước ta chịu ảnh hưởng của vận động Tân kiến tạo, nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại, hình thành các cao nguyên badan, các đồng bằng phù sa trẻ, mở rộng Biển Đông và hình thành các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.

- Sinh vật phát triển rất phong phú và hoàn thiện.

- Sự xuất hiện của loài người.

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 95 SGK địa lí 8: Kể tên những mảng nền cổ được hình thành trong giai đoạn tiền Cambri ở nước ta.

- Tại sao giai đoạn tiền Cambri lại được coi là giai đoạn cổ nhất, diễn ra trong một phạm in rất hẹp ở nước ta.

Trả lời:

- Những mảng nền cổ được hình thành trong giai đoạn tiền Cambri:

+ Việt Bắc

+ Kon Tum

+ Sông Mã

+ Pu Hoạt

- Giai đoạn này kết thúc cách đây khoảng 570 triệu năm, khi đó đại bộ phận nước ta là biển, chỉ có một số nền cổ được nổi lên trên mặt biến nguyên thuỷ.

Giải bài tập 2 trang 95 SGK địa lí 8: Sự hình thành các bể than cho biết khí hậu và thực vật ở nuớc ta vào giai đoạn Cổ kiến tạo nhĩ thế nào?

Trả lời:

Sự hình thành các bể than cho biết:

- Khí hậu lúc đó rất nóng ẩm tạo điều kiện cho sự phát triển của rừng.

- Việc hình thành các bể than chứng tỏ thực vật lúc đó phát triển mạnh và ưu thế là dương xỉ và các cây hạt trần.

—> Các cuộc vận động tạo núi lớn không những làm cho lãnh thố nước ta thay đổi mà còn tạo nên các mỏ khoáng sản lớn.

Giải bài tập 3 trang 95 SGK địa lí 8: Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay.

- Những trận động đất khá mạnh xảy ra ở nước ta gần dãy ở Điện Biên, Lai Châu chứng tỏ điều gì?

Trả lời:

- Giai đoạn Tân kiến tạo có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta:

+ Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.

+ Xuất hiện các cao nguyên badan.

+ Sụt lún ở các đồng bằng phù sa trẻ.

+ Mở rộng biển Đông.

+ Hình thành các khoáng sản như dầu khí, bô xít, than bùn, ...

- Những trận động đất khá mạnh xảy ra ở nước ta gần đây ở Điện Biên, Lai Châu chứng tỏ hoạt động Tân kiến tạo vẫn tiếp diễn ở nước ta, vẫn tiếp tục làm thay đổi bề mặt địa hình.

III. THÔNG TIN BỔ SUNG GIAI ĐOẠN CỔ KIẾN TẠO

Đặc điểm:

- Giai đoạn cổ kiến tạo diễn ra trong thời gian khá dài. Giai đoạn này ở nước ta kéo dài 475 triệu năm, diễn ra trong suốt hai đại Cổ sinh và Trung sinh bắt đầu cách đây 540 triệu năm và chấm dứt cách đây 65 triệu năm.

- Giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất và quyết định nhất đến lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam.

Trong giai đoạn này, bề mặt địa hình nước ta nhiều lần biến đổi bởi các quá trình biển tiến, biển lùi, các quá trình sụt lún kèm theo sự bồi lấp trầm tích, các quá trình nâng lên và uốn nếp kèm theo hiện tượng xâm nhập và phun trào macma, các quá trình ngoại lực dẫn đến sự hạ thấp địa hình.

Các quá trình này thay đổi một cách có quy luật theo các chu kì kiến tạo có quy mô toàn cầu và khu vực khá rõ rệt. Đó là các chu kì vận động Calêđôni và Hecxini xảy ra trong đại cổ sinh và các chu kì vận động Inđôxini, Kimêri xảy ra trong đại Trung sinh. Các chu kì này diễn ra liên tục và tiếp nối nhau nên được xếp chung vào cùng một giai đoạn là giai đoạn Cổ kiến tạo để phân biệt với giai đoạn cuối cùng trong sự phát triển của tự nhiên Việt Nam: Giai đoạn Tân kiến tạo.

Các chu kì vận động

- Chu kì vận động Calêđôni kéo dài 130 triệu năm, từ đầu kỉ Cambri (cách đây 540 triệu năm) cho đến Silua (cách đây 410 triệu năm); gồm hai pha:

Pha trầm tích diễn ra vào thời kì đầu kỉ Cambri đến giữa kỉ Ocđôvic - cách đây 500 - 435 triệu năm. Pha trầm tích Calêđôni có các trầm tích đá vôi và trầm tích lục nguyên chứa vôi, nhiều nơi có hoá đá, như ở Cam Đường, Mường Khương, Bắc Hà (Lào Cai), Đồng Văn, Thanh Thuỷ (Hà Giang), một số nơi ở Lạng Sơn; Thanh Hoá. Ngoài ra còn có trầm tích biến chất ở vùng sông Lô, Lào Cai, Quảng Ninh.

Pha uốn nếp của chu kì vận động Calêđôni nói chung diễn ra không mạnh, chỉ thấy rõ rệt ở khu vực vòm sông Chảy được mở rộng thành khối nâng Việt Bắc và hình thành các dãy núi cánh cung Nam Trung Bộ.

Ở phía Nam, tại khu vực địa khối Kon Tum xuất hiện các đứt gãy thung lũng Xê Công và rãnh Nam Bộ.

Các hoạt động tạo lục nhẹ cũng đã nâng các địa khối cô lên chút ít và đã thúc đẩy các quá trình xâm thực bào mòn, bồi tích các trầm tích lục nguyên cho các vùng trũng.

- Chu kì vận động Hecxini ỏ nước ta kéo dài 160 triệu năm, diễn ra từ đầu kỉ Đêvon (cách đây 410 triệu năm) đến kỉ Pecmi (P2) cách đây 250 triệu năm.

Ở chu kì vận động Hecxini, pha trầm tích diễn ra khá mạnh mẽ và rộng khắp. Hiện tượng biển tiến tràn ngập sâu vào lãnh thổ nên có đủ các loại nham tướng biển sâu, biển nông và ven biển với các thành phần cát kết, bột kết, đá sét và đặc biệt nhất là đá vôi. Đá vôi Đevon và Cacbon - Pecmi đã tạo nên những khu vực núi đá vôi kì vĩ tập trung nhiều ở miền Bắc Việt Nam do có các hiện tượng sụt lún diễn ra mạnh hơn ở các khu vực phía Nam.

Vào cuối kỉ Đevon, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có hiện tượng biển lùi và xảy ra uốn nếp khá mạnh ở xung quanh địa khối Kon Tum tạo nên đường viền Hecxini với các đá xâm nhập Granit, đá phun trào riôlít và andêzit.

- Chu kì vận động Inđôxini mở đầu cho đại Trung sinh, diễn ra trong suốt cả kỉ Triât, kéo dài khoảng 40 triệu năm, đã biến cả vùng rộng lớn Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mianma, Vân Nam (Trung Quốc) trở thành vùng núi uốn nếp. Tiếp sau đó là pha sụt võng, lắng đọng trầm tích của chu kì diễn ra khá mạnh mẽ vào thời kì giữa và cuối kỉ Triât, hình thành trầm tích lục địa thuộc thành hệ molas chứa than (vùng mỏ Hòn Gai, Nông Sơn), ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có kèm theo các loại hoạt động macma, còn khu vực địa khối Kon Tum và đường viền Hecxini đã xảy ra các đứt gãy và có hiện tượng nâng lên, hạ xuống nhẹ.

Tới đây, về cơ bản lãnh thổ nước ta đã được hình thành, chỉ còn lại một số vùng trũng sau này sẽ được lấp đầy trong các chu kì vận động sau.

- Chu kì vận động Kimêri, kéo dài 130 triệu năm, diễn ra trong kỉ Jura (J), cách đây hơn 200 triệu năm và Kreta (K), cách đây 135 triệu năm, thuộc đại Trung sinh.

Trong khoảng thời gian tương đối dài, các trầm tích lục nguyên tuổi J và K đã phủ đầy các vùng trũng và vùng thấp chủ yếu bằng các vật liệu cát kết màu đỏ sẫm và cuội kết. Song hoạt động cơ bản của chu kì vận động Kimêri là hoạt động macma, diễn ra rộng khắp với các đá riôlit ở các vùng máng trũng Cao Bằng - Lạng Sơn, ở thung lũng sông Thương và các khu vực núi Bình Liêu, Tam Đảo; hoặc đá andêzit phun trào tạo nên một số định núi cao ở Nam Trung Bộ như Bi Đúp, Lang Biang, Tà Đưng. Các đá macma xâm nhập như granit đã tạo nên các núi cao Phia Biooc, Phia uắc.

Ở địa mảng sông Đà còn có cả macma xâm nhập và phun trào.

Giai đoạn Cố kiến tạo là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và toàn diện nhất của lớp vỏ cảnh quan, đặc biệt có sự đóng góp rất lớn của giới sinh vật.

Đánh giá bài viết
1 1.690
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm