Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên trái đất

Địa lý lớp 8 bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên trái đất

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên trái đất. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Các đới khí hậu và một số kiểu khí hậu.

- Phân tích biểu đồ khí hậu và mối quan hệ của các yếu tố khí hậu với vị trí địa lí và địa hình.

- Một số gợi ý về bài thực hành:

+ Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một địa điểm trong một năm được xây dựng như sau: Cột trái thể hiện nhiệt độ, cột phải là lượng mưa; chỉ số 0 của nhiệt độ và lượng mưa đều xuất phát từ trục hoành và dùng chung các đường ngang song song với trục hoành, số liệu về lượng mưa lớn gấp đôi số liệu về nhiệt độ, ví dụ ở điểm cột nhiệt độ ghi 10°c thì cột lượng mưa ghi 20 mm. Nếu nhiệt độ là âm (dưới 0°C) thì kéo trục tung xuống phía dưới trục hoành để biểu diễn tiếp. Theo biểu đồ này, khu vực phía dưới đường nhiệt độ không có mưa hoặc lượng mưa ít biểu diễn thời kỳ khô hạn; khu vực trên đường nhiệt độ có mưa biểu diễn thời kỳ mưa, không khô hạn hoặc mưa nhiều, ẩm. Khi phân tích các biểu đồ khí hậu cần nhận xét đường chỉ nhiệt độ, chỉ lượng mưa, tìm giá trị cao nhất, xác định trong thời gian nào, nhận xét sự phân bố trong năm, sự chênh lệch giữa các giá trị cực đại, cực tiểu.

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu 1. Dựa vào hình 20.1. SGK Địa lí 8 cho biết mỗi châu lục có những đới khí hậu nào? Trả lời:

Châu lục

Đới khí hậu

Châu Á

Cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo

Châu Âu

Cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt (địa trung hải)

Châu Phi

Cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.

Bắc Mĩ

Cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới.

Nam Mĩ

Ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.

Oxtrâylia

Nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

Câu 2. Nêu đặc điểm của đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Giải thích vì sao thủ đô Oenlintơn của Nitidilân lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ của nước ta.

Trả lời:

- Đặc điểm của ba đới khí hậu:

+ Nhiệt đới: Có đặc điểm là nóng và lượng mưa tập trung vào một mùa, càng gần hai chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn.

+ Ôn đới: Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến hoặc khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới gây ra các hiện tượng bất thường của khí hậu.

+ Hàn đới: Khí hậu vô cùng lạnh lẽo, giới hạn nằm khoảng từ hai vòng cực về phía hai cực.

- Thủ đô Oenlintơn của Niudilân lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ của nước ta vì: vị trí nằm ở 41°N, giữa Bắc và Nam bán cầu có mùa ngược nhau, do đó thời kì vào mùa xuân năm mới của Niudilân và cũng là mùa hạ của nước ta.

Câu 3: Quan sát hình sau, phân tích nhiệt độ và lượng mưa của bốn biểu đồ, cho biết các kiểu khí hậu, đới khí hậu thể hiện ở từng biểu đồ (xem biểu đồ trong SGK)

Trả lời:

- Biểu đồ a)

+ Nhiệt độ cao quanh năm, chênh lệch nhiệt độ không nhiều giữa các tháng cao nhất (tháng 4, tháng 11) và thấp nhất (tháng 12 và 1).

+ Mưa không đều, có những tháng không mưa (tháng 12 và 1) và tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 khoảng 250mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9.

+ Đây là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa khô và mùa mưa phân biệt rõ rệt

- Biểu dồ b):

+ Nhiệt độ trong năm ít thay đổi, khá nóng, nhiệt độ dao động trong khoảng gần 30°c.

+ Mưa quanh năm, mưa nhiều vào cầc tháng 4 và 10.

+ Đây là biểu đồ khí hậu xích đạo.

- Biểu dồ c):

+ Nhiệt độ chênh lệch khá lớn, tới gần 30°c, mùa đông nhiệt độ xuống tới -10°c vào tháng 12, 1. Mùa hạ nhiệt độ chỉ lên tới 16°c vào tháng 7.

+ Lượng mưa rải đều trong năm, mưa nhiều nhất tháng 6 đến tháng 9.

+ Đây là biểu đồ ôn đới lục địa.

- Biểu đồ d):

+ Nhiệt độ thấp nhất là 5°c vào tháng 1, 2; nhiệt độ cao khoảng 25°c vào các tháng 6, 7, 8; chênh lệch giữa hai mùa khoảng 15°c.

+ Lượng mưa phân bố đều trong năm, mưa nhiều vào những tháng mùa đông (tháng 10, 11, 12); mưa ít vào những tháng mùa hạ (tháng 6, 7, 8).

+ Đây là biểu đồ của kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

III. THÔNG TIN BỔ SUNG LỦ QUÉT

Lũ lớn trên sông diễn biến chậm và thường xảy ra trên diện rộng và kéo dài, còn lũ quét là một hiện tượng thiên tai có tính chất và đặc điểm khác biệt: Lũ diễn biến nhanh, mang tính bất thần và khốc liệt, mỗi trận xảy ra trên một diện hẹp và phạm vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông. Nếu mưa lớn, nước mưa lại bị tích luỹ bởi các trướng ngại vật như đất đá, cây cối cho đến khi lượng nước vượt quá sức chịu đựng của vật chắn, phá vỡ vật chắn, ào xuống cấp tập (rất nhanh), cuốn theo đất đá, cây cối và quét đi mọi vật có thể quét theo dòng chảy thì được gọi là lũ quét (hay lũ ống), thường diễn ra rất nhanh, khoảng 3-6 giờ. Lũ quét xảy ra bất ngờ, nhanh, có sức tàn phá lớn ở các lưu vực nhỏ. Tiếng Anh lũ là flood, lũ quét là flash flood (flash là vụt hiện rồi tắt), tiếng Trung Quốc lũ là "hồng thuỷ", nghĩa là "nước lớn".

Lũ lụt là hiện tượng thuỷ văn đặc biệt nguy hiểm, nhất là lũ quét. Trong một số trường hợp nó có sức tàn phá khủng khiếp và trở thành thảm hoạ tự nhiên, như trận lũ quét năm 1998 ở thị xã Lai Châu (cũ) đã xoá sổ cả bản Mường Lay và khu vực thị xã. Lũ thường xảy ra ở vùng núi, nơi có địa hình đồi núi cao xen kẽ với thung lũng và sông suối thấp.

Lũ quét tạm thời có thể phân chia làm 3 loại:

+ Lũ gây ra do mưa địa phương, tập trung lớn ở các lưu vực tự nhiên (hầu như chưa có tác động của con người);

+ Lũ gây ra do mưa lớn trên các lưu vực đã chịu tác động mạnh của các hoạt động kinh tế của con người làm mất ổn định hay phá vỡ cân bằng sinh thái lưu vực (thay đổi lớp phủ, chế độ dòng chảy, lượng trữ hay các đặc tính lưu vực...);

+ Lũ gây ra do tháo, vỡ thình lình một lượng nước tích do vỡ đập chắn hay các đập giữ nước, các đập băng... Lũ quét thường gây hoạ cho các sông nhỏ và vừa nhưng ít đối với sông lớn. ở các lưu vực sông suối nhỏ miền núi, nơi có điều kiện thuận lợi để hình thành lũ quét như: Địa hình chia cắt, độ tích lưu vực và độ dốc lòng sông/suối lớn, độ ổn định của lớp đất trên bề mặt lưu vực yếu do quá trình phong hóa mạnh, lớp phủ thực vật bị tàn phá... Ở những nơi này, khi xảy ra mưa lớn, tập trung trong một thời gian ngắn thì dễ xảy ra lũ quét.

Đánh giá bài viết
6 688
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm