Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 12 CTST

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 12: Mô tả sóng âm được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết KHTN 7 bài 12

1.1. Sóng âm

Hình 12.1. Cách tạo ra âm thanh: a) gõ âm thoa; b) gõ trống; c) gảy đàn guitar

- Sự rung động qua lại vị trí cân bằng (hay vị trí đứng yên ban đầu) của những vật khi phát ra âm thanh (như âm thoa, mặt trống, dây đàn,...) được gọi là dao động. Vật dao động phát ra âm thanh được gọi là nguồn âm.

- Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường, được gọi là sóng âm (Sóng âm hay âm thanh còn được gọi tắt là âm).

1.2. Môi trường truyền âm

- Sóng âm truyền được trong các môi trường, rắn, lỏng khí.

1.3. Sự truyền sóng âm trong không khí

- Giải thích sự truyền sóng âm trong không khí: Khi sóng âm phát ra từ một cái loa, màng loa dao động. Dao động của màng loa làm lớp không khí tiếp xúc với nó dao động: nén, dãn. Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động: dãn, nén. Cứ thế, trong không khi xuất hiện các lớp không khí liên tục nén, dãn xen kẽ nhau (Hình 12.4).

Hình 12.4. Giải thích sự truyền sóng âm trong không khí

1. Sóng âm (âm) được phát ra bởi các vật đang dao động.

2. Sóng âm truyền được trong các môi trường, rắn, lỏng khí.

3. Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động (dãn, nén) của lớp không khí.

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Một thí nghiệm được bố trí như hình bên dưới.

a) Dự đoán và giải thích hiện tượng xảy ra với hai quả cầu khi dùng dùi gõ vào trống 1.

b) Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?

Hướng dẫn giải

a) Khi dùng dùi gõ vào trống 1, cả hai quả cầu bấc đều bật ra ngoài.

- Khi gõ vào trống 1, mặt trống bị gõ dao động. Dao động này lan truyền qua thành trống và không khí bên trong trống sang mặt trống bên kia, làm quả cầu bấc 1 bật ra.

- Sóng âm phát ra từ mặt trống 1 lan truyền qua không khí làm mặt trống 2 phía đối diện với trống 1 dao động. Dao động này tiếp tục truyền qua thành trống 2 và không khí bên trong trống 2 sang mặt trống bên kia, làm quả cầu bấc 2 bật ra.

b) Thí nghiệm chứng tỏ:

- Sóng âm là các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường.

- Sóng âm truyền được trong chất rắn và chất khí.

Bài 2: Hình dưới đây hướng dẫn cách chế tạo một “nhạc cụ” đơn giản từ các sợi dây chun (dây thun), một chiếc đũa và một hộp nhựa không nắp.

a) Bộ phận nào dao động phát ra sóng âm khi chúng ta gảy dây chun?

b) Vai trò của hộp nhựa là gì? Em hãy kiểm tra bằng cách gảy dây chun khi có và không có hộp nhựa.

c) Âm thanh phát ra của các dây chun có giống nhau không? Chiếc đũa có vai trò gì trong dụng cụ này?

Hướng dẫn giải

a) Bộ phận dao động phát ra sóng âm là dây chun.

b) Hộp nhựa giúp âm nghe được to hơn.

c) Các dây chun có độ dài khác nhau khi dao động sẽ phát ra âm thanh không giống nhau. Chiếc đũa giúp điều chỉnh chiều dài của các dây chun để khi dao động, chúng phát ra âm khác nhau.

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 12: Mô tả sóng âm CTST trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạoNgữ Văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo, Công Nghệ 7 CTST,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    😊😊😊😊😊😊😊

    Thích Phản hồi 13/07/23
    • Heo con ngốc nghếch
      Heo con ngốc nghếch

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 13/07/23
      • Thỏ Bông
        Thỏ Bông

        👍👍👍👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 13/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm