Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 17 CTST

Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết KHTN 7 bài 17

1.1. Tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng

- Thí nghiệm 1: Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng

Hình 17.1. Nến đặt trước gương phẳng

+ Chuẩn bị: Một gương phẳng, một tấm bìa làm màn chắn, một cây nến (hoặc một dụng cụ học tập).

+ Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn.

Bước 2: Đặt nến được thắp sáng ở trước gương và quan sát ảnh của nó trong gương (nến quan sát được trong gương là ảnh của nến tạo bởi gương phẳng) (Hình 17.1).

Bước 3: Dùng tấm bìa đặt phía sau gương để kiểm tra xem có hứng được ảnh của nến tạo bởi gương phẳng không.

- Thí nghiệm 2: Khảo sát vị trí, độ lớn ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Hình 17.2. Thí nghiệm khảo sát vị trí, độ lớn ảnh của nền qua tấm kính

+ Chuẩn bị: Một tấm kính trong suốt (gắn vào giá đỡ), hai cây nến giống hệt nhau, bật lửa, thước nhựa mỏng (GHĐ 20 – 30 cm).

+ Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Đặt nến 1 trước tấm kính một khoảng cách 3 cm và quan sát ảnh của nến qua kính (Hình 17.2a).

Bước 2: Đặt thêm nến 2 phía sau tấm kính, sao cho nó trùng với vị trí ảnh của nến 1. Thắp sáng nến và quan sát nến 2 (Hình 17.2b).

- Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, có độ lớn bằng vật. Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương phẳng.

1.2. Dựng ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

a. Dựng ảnh của một điểm sáng S

Hình 17.3. Ảnh của điểm sáng S tạo bởi gương phẳng

Xét một điểm sáng S (nguồn sáng nhỏ) đặt trước một gương phẳng. Để dựng ảnh S' của S tạo bởi gương phẳng, ta có thể thực hiện như sau:

Bước 1: Từ S, kẻ hai tia sáng tới SI và SK đến gặp mặt gương tại I và K.

Bước 2: Vẽ pháp tuyến IN và pháp tuyến KN'. Từ đó, vẽ hai tia sáng phản xạ tương ứng IR và KR' sao cho các góc phản xạ bằng các góc tới tương ứng (theo định luật phản xạ ánh sáng).

Bước 3: Kéo dài IR và KR' cắt nhau ở S'; S' là ảnh ảo của S (Hình 17.3).

Khi đặt mắt hứng chùm tia phản xạ, ta sẽ nhìn thấy ảnh S' và có cảm giác như ánh sáng xuất phát từ S truyền đến mắt ta.

b. Dựng ảnh của một vật sáng

- Ảnh của vật sáng tạo bởi gương phẳng được vẽ đối xứng với vật qua gương phẳng.

- Hình 17.4 cho thấy ảnh A'B' của một vật hình mũi tên AB là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

Hình 17.4. Ảnh của một vật hình mũi tên AB tạo bởi gương phẳng

1. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, có độ lớn bằng vật.

Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng = khoảng cách từ vật đến gương phẳng.

2. Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia sáng phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S. Ta nhìn thấy ảnh ảo S của điểm sáng S khi các tia sáng phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S.

Ảnh của một vật sáng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 5cm.

  1. Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách:
  2. a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
  3. b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng
  4. Ảnh vẽ theo hai cách trên có trùng nhau không?

Hướng dẫn giải

  1. Vẽ ảnh của S theo 2 cách:
  2. a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Vì ảnh S’ và S đối xứng nhau qua mặt gương nên ta vẽ ảnh S’ như sau:

+ Từ S vẽ tia SH vuông góc với mặt gương tại H.

+ Trên tia đối của tia HS ta lấy điểm S’ sao cho S’H = SH. S’ chính là ảnh của S qua gương cần vẽ.

  1. b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng

+ Từ S, kẻ hai tia sáng tới SI và SK đến gặp mặt gương tại I và K.

+ Vẽ pháp tuyến IN và pháp tuyến KN'. Từ đó, vẽ hai tia sáng phản xạ tương ứng IR và KR' sao cho các góc phản xạ bằng các góc tới tương ứng.

+ Kéo dài IR và KR' cắt nhau ở S'; S' là ảnh ảo của S

  1. Ảnh vẽ theo hai cách trên trùng nhau.

Bài 2: Một ngọn nến cao 10 cm được đặt trước một gương phẳng thẳng đứng và cách gương 1,5 m. Xác định chiều cao của ảnh ngọn nến trong gương và khoảng cách từ nến đến ảnh của nó.

Hướng dẫn giải

- Ảnh ngọn nến cao bằng vật và bằng 10 cm.

- Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương phẳng và bằng 1,5 m

=> Khoảng cách từ nến đến ảnh của nó bằng 3 m.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 17

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng CTST trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạoNgữ Văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo, Công Nghệ 7 CTST,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    💯💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 13/07/23
    • Đen2017
      Đen2017

      👌👌👌👌👌👌👌

      Thích Phản hồi 13/07/23
      • Friv ッ
        Friv ッ

        😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 13/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm