Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 18 CTST

Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 18: Nam châm được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Nam châm

- Nam châm là những vật có từ tính có thể hút được các vật bằng sắt, thép, ...

- Bảo quản và sử dụng nam châm không đúng cách như để ở nơi có nhiệt độ cao, làm va đập mạnh thì nam châm có thể mất từ tính.

- Những nam châm có từ tính tồn tại trong thời gian dài được gọi là nam châm vĩnh cửu.

- Ngày nay, người ta thường chế tạo nam châm từ các vật liệu là sắt, ferrite, thép, đất hiếm, ...có hình dạng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào công dụng của chúng (Thông thường trên các nam châm có kí hiệu N, S và có hai màu khác nhau).

Hình 18.2. Một số dạng nam châm thông dụng

1.2. Tác dụng của nam châm lên các vật liệu khác nhau

- Vật liệu có tương tác với nam châm được gọi là vật liệu có tính chất từ (vật liệu từ), những vật liệu không tương tác với nam châm là vật liệu không có tính chất từ.

- Nam châm chỉ tương tác với các vật liệu từ như: sắt, thép, cobalt, nickel,...

- Một số vật liệu có từ tính mạnh như nam châm neodymium, ferrite, alnico, .... được chế tạo sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật như động cơ điện, máy phát điện, thiết bị điện tử, ...

1.3. Sự định hướng của thanh nam châm

- Khi để nam châm tự do, đầu luôn chỉ hướng bắc gọi là cực Bắc (kí hiệu N - North), còn đầu luôn chỉ hướng nam gọi là cực Nam (kí hiệu S – South).

- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

1. Nam châm là những vật có từ tính. Những nam châm có từ tính tồn tại lâu dài được gọi là nam châm vĩnh cửu.

2. Nam châm chỉ tương tác với các vật liệu từ như: sắt, thép, cobalt, nickel,...

3. Khi để nam châm tự do, đầu luôn chỉ hướng bắc gọi là cực Bắc (kí hiệu N), đầu luôn chỉ hướng nam gọi là cực Nam (kí hiệu S – South). Các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hai thanh A, B gồm một thanh nam châm và một thanh sắt có hình dạng giống nhau. Thanh nam châm có cực từ ở hai đầu thanh. Khi đặt A và B ở các vị trí như Hình a thì chúng không hút nhau còn khi đặt như Hình b thì chúng hút nhau. Hãy cho biết thanh nào là thanh nam châm và giải thích vì sao.

Hướng dẫn giải:

- A là thanh nam châm, B là thanh thép.

- Trong trường hợp a, phần giữa của nam châm không có từ tính nên hai thanh không hút nhau.

- Trong trường hợp b, cực của thanh nam châm A hút thanh sắt B.

Bài tập 2: Hãy chỉ rõ tương tác (lực hút hoặc lực đẩy) giữa các nam châm trong hình dưới đây.

Hướng dẫn giải:

Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

a) Đẩy nhau vì hai cực cùng tên đặt gần nhau.

b) Hút nhau vì hai cực khác tên đặt gần nhau.

c) Hút nhau vì hai cực khác tên đặt gần nhau.

d) Hút nhau vì hai cực khác tên đặt gần nhau

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 18

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 18: Nam châm CTST trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạoNgữ Văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo, Công Nghệ 7 CTST,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 14:14 13/07
    • Sư Tử
      Sư Tử

      😘😘😘😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 14:14 13/07
      • Friv ッ
        Friv ッ

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 14:14 13/07

        KHTN 7 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm