Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 19 CTST

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 19: Từ trường được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Từ trường

a. Từ trường của thanh nam châm

- Chuẩn bị: Kim nam châm có thể quay tự do quanh trục thẳng đứng, thanh nam châm đặt trên giá đỡ.

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Lúc đầu, để kim nam châm ở xa thanh nam châm.

+ Sau đó, từ từ dịch chuyển kim nam châm lại gần thanh nam châm (Hình 19.1).

+ Quan sát và nhận xét hướng của kim nam châm so với hướng ban đầu.

=> Kim nam châm lệch khỏi vị trí ban đầu. Vùng không gian bao quanh nam châm có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.

Hình 19.1. Thí nghiệm tương tác giữa hai nam châm

- Vùng không gian bao quanh nam châm có từ trường.

b. Từ trường của dây dẫn mang dòng điện

- Năm 1820, nhà khoa học người Đan Mạch, Hans Christian Oersted đã tiến hành thí nghiệm: Đặt dây dẫn song song với kim nam châm (có thể quay tự do trên trục thẳng đứng). Khi có dòng điện đi qua dây dẫn, kim nam châm lệch khỏi vị trí ban đầu (Hình 19.2).

Hình 19.2. Thí nghiệm Oersted

- Vùng không gian bao quanh dây dẫn mang dòng điện có từ trường .

1.2. Từ phổ

- Chuẩn bị: Tấm nhựa trong, mạt sắt, thanh nam châm.

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Đặt tấm nhựa trong lên thanh nam châm.

+ Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa.

+ Gõ nhẹ tấm nhựa và quan sát sự sắp xếp của các mạt sắt (Hình 19.3).

Hình 19.3. Từ phổ của nam châm

- Hình ảnh các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.

+ Vùng nào có các đường mạt sắt sắp xếp dày thì từ trường ở đó mạnh

+ Vùng nào có các đường mạt sắt sắp xếp thưa thì từ trường ở đó yếu.

1.3. Đường sức từ

- Cách vẽ đường sức từ:

+ Đặt thanh nam châm lên tờ giấy và kim nam châm (hoặc la bàn) tại một điểm bất kì nào đó trong từ trường. Dùng bút đánh dấu vị trí hai đầu kim nam châm trên tờ giấy.

+ Di chuyển kim nam châm sao cho một đầu kim trùng với dấu chấm trước đó, chấm điểm tiếp theo ở phía đầu kim còn lại.

+ Nối các điểm có dấu chấm với nhau, ta được một đường cong liền nét. Đó là đường sức từ của từ trường (Hình 19.4).

Hình 19.4. Cách vẽ đường sức từ

Hình 19.5. Đường sức từ của nam châm thẳng

- Các đường sức từ cho phép mô tả từ trường. Hướng của đường sức từ tại một vị trí nhất định được quy ước là hướng nam - bắc của kim la bàn đặt tại vị trí đó.

- Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.

- Vùng có từ trường mạnh thì các đường sức từ dày, vùng có từ trường yếu thì các đường sức từ thưa.

1. Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường (trường từ). Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó.

2. Hình ảnh các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm được gọi là từ phổ.

- Vùng nào có các đường mạt sắt sắp xếp dày thì từ trường ở đó mạnh

- Vùng nào có các đường mạt sắt sắp xếp thưa thì từ trường ở đó yếu.

3. Các đường sức từ cho phép mô tả từ trường.

- Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.

- Vùng có từ trường mạnh thì các đường sức từ dày, vùng có từ trường yếu thì các đường sức từ thưa. ( Ở hai cực của nam châm có từ trường mạnh nhất)

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Đề xuất một thí nghiệm chứng minh xung quanh dòng điện có từ trường.

Hướng dẫn giải:

Bố trí một la bàn gần một dây dẫn và lưu ý hướng chỉ của kim la bàn. Khi bật công tắc cho dòng điện đi qua dây dẫn thì kim la bàn bị lệch khỏi hướng chỉ ban đầu. Điều đó chứng tỏ xung quanh dòng điện chạy trong dây dẫn có tồn tại từ trường và từ trường này làm kim la bàn bị lệch khỏi hướng ban đầu.

Bài tập 2: Tại điểm nào (A, B, C, D) trên hình dưới đây, từ trường là mạnh nhất?

Hướng dẫn giải:

Ở hai cực của nam châm có từ trường mạnh nhất do đó tại điểm A có từ trường là mạnh nhất

Bài tập 3: Hãy xác định cực của nam châm trong hình dưới đây.

Hướng dẫn giải:

- Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 19

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 19: Từ trường CTST trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạoNgữ Văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo, Công Nghệ 7 CTST,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 88
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • chang
    chang

    👌👌👌👌👌👌

    Thích Phản hồi 14:31 13/07
    • shinichiro
      shinichiro

      😎😎😎😎😎😎😎

      Thích Phản hồi 14:31 13/07
      • Bọ Cạp
        Bọ Cạp

        💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 14:31 13/07

        KHTN 7 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm