Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 20 CTST
Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 20: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Bài: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn
A. Lý thuyết KHTN 7 bài 20
1.1. Từ trường của Trái Đất
- Ngày nay, các nhà khoa học đã khẳng định sự tồn tại của từ trường Trái Đất.
- Từ trường Trái Đất mạnh ở phía địa cực và yếu hơn ở vùng Xích đạo (sự tồn tại từ trường Trái Đất gắn với mô hình nam châm thẳng)
Hình 20.3. Bản đồ độ lớn từ trường Trái Đất, Màu sắc biểu diễn độ lớn của từ trường (Nguồn: NASA)
- Một số hiện tượng liên quan đến từ trường Trái Đất: Mặt Trời phát ra các bức xạ (như các hạt electron, proton, ...) có năng lượng cao, rất nguy hiểm đối với các sinh vật trên Trái Đất. Dòng các bức xạ này chịu tác dụng của từ trường Trái Đất nên bị lệch về phía hai địa cực. Các bức xạ này tương tác với khí quyển tạo ra hiện tượng cực quang
1.2. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí
Hình 20.4. Mô hình Trái Đất và từ trường của Trái Đất
- Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất
- Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất.
=> Trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.
1.3. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí
- Cấu tạo của la bàn:
+ La bản thông thường gồm một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ, một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục cố định và một mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm (Hình 20.5).
Hình 20.5. La bàn
+ Trên mặt là bản có các vạch chia độ từ 0o đến 360o kèm theo các kí hiệu chỉ hướng.
Bảng 20.1. Các kí hiệu trên mặt la bàn
- Xác định hướng địa lí của một đối tượng
+ Xác định các cực Nam (S) và cực Bắc (N) của kim la bàn.
+ Chọn một đối tượng mà ta cần xác định hướng địa lí (cửa lớp học, cổng trường, ...)
+ Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm.
+ Đọc giá trị của góc hợp bởi hướng đối tượng cần xác định và hướng bắc trên la bàn.
1. Trong hệ Mặt trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường. Từ trường Trái Đất mạnh ở phía địa cực và yếu hơn ở vùng Xích đạo 2. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. |
B. Bài tập minh họa
Bài tập 1: a) Vì sao trong lúc sử dụng la bàn để xác định phương hướng, ta không để la bàn nằm gần các la bàn khác?
b) Một bạn ngồi cạnh loa tỉ vi trong lúc tìm phương hướng bằng la bàn. Em có lời khuyên nào đối với bạn này?
Hướng dẫn giải:
a) Các kim la bàn có từ tính nên chúng sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau khiến việc xác định phương hướng kém chính xác.
b) Em cần đề nghị bạn ấy đi ra xa loa, vì loa có nam châm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của kim la bàn.
Bài tập 2: Tại vùng Florida (Hoa Kỳ), các nhà khoa học tìm cách đưa cá sấu ra xa khỏi gần khu dân cư nhưng sau một thời gian, cá sấu quay lại vị trí cũ. Sau đó, vào năm 2004, các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp để xử lí là gắn hai thanh nam châm vào hai bên đầu của cá sấu thì chúng không thể tìm lại vị trí cũ. Em hãy thảo luận và đưa ra lời giải thích cho hiện tượng này.
Hướng dẫn giải:
Các nhà khoa học cho rằng cá sấu có thể trở về chỗ cũ vì chúng có khả năng định hướng nhờ vào từ trường Trái Đất. Vì vậy, đeo các nam châm và hai bên đầu khiến chúng bị “nhiễu” không còn phân biệt từ trường của Trái Đất.
C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 20
------------------------------------
Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 20: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn CTST trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạo và Ngữ Văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo, Công Nghệ 7 CTST,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.