Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 27 CTST

Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Trao đổi khí ở sinh vật

- Trao đổi khí là sự trao đổi khí oxygen và khí carbon dioxide giữa cơ thể sinh vật với môi trường ngoài.

- Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường tuân theo cơ chế khuếch tán:

+ Các phân tử khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

+ Quá trình xảy ra không tiêu tốn năng lượng.

+ Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào kích thước, hình dạng phân tử; nhiệt độ, diện tích bề mặt trao đổi khí; ...

- Ở động vật, trao đổi khí diễn ra trong quá trình hô hấp. Ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện trong cả quá trình quang hợp và hô hấp.

1.2. Trao đổi khí ở thực vật

Ở thực vật, sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài được thực hiện chủ yếu qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và hô hấp.

a. Cấu tạo và chức năng của khí khổng

- Cây Một lá mầm, khí khổng phân bố ở cả biểu bì mặt trên và mặt dưới của lá. Cây Hai lá mầm, khí khổng tập trung chủ yếu ở biểu bì mặt dưới lá.

- Cấu tạo của khí khổng: có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau, có thành trong dày, thành ngoài mỏng, đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu. (Hình 27.1)

Hình 27.1. Sơ đồ cấu tạo của khí khổng

- Chức năng của khí khổng:

+ Giúp các loại khí khuếch tán vào và ra khỏi lá thông qua hoạt động đóng, mở khí khổng (Ở phần lớn thực vật, khí khổng mở khi cây được chiếu sáng và được cung cấp đủ nước).

+ Thực hiện quá trình thoát hơi nước cho cây

Hình 27.2. Trao đổi khí qua khí khổng trong quá trình quang hợp

b. Quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá

- Trong quá trình quang hợp, sự trao đổi khí diễn ra vào ban ngày.

- Trong quá trình hô hấp, sự trao đổi khí được thực hiện cả ngày và đêm.

- Sự di chuyển của các loại khí được mô tả như trong Hình 27.3:

Hình 27.3. Sơ đồ mô tả sự trao đổi khí qua khí khổng

1.3. Trao đổi khí ở động vật

a. Cơ quan trao đổi khí ở động vật

- Cơ quan trao đổi khí ở động vật rất đa dạng.

+ Các loài động vật có thể trao đổi khí qua da, hệ thống ống khí, mang, phổi, ...

+ Động vật đơn bào và một số động vật đa bào như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, ... trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.

+ Các loài côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

+ Các loài sống dưới nước như cá, tôm, cua, trai, ... trao đổi khí qua mang.

+ Động vật thuộc lớp Bò sát, Chim, Thủ trao đổi khí qua phổi.

Hình 27.4. Các cơ quan trao đổi khí ở động vật

b. Đường đi của khí qua các cơ quan hô hấp ở người

- Sự trao đổi khí carbon dioxide và oxygen giữa cơ thể và môi trường ngoài được thực hiện thông qua hoạt động hít vào, thở ra.

- Khi hít vào, không khí ở môi trường ngoài đi qua khoang mũi, khí quản, phế quản để vào phổi và đến tận các phế nang trong phổi. Ở các phế nang, oxygen khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể; carbon dioxide từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và được đưa ra ngoài qua hoạt động thở ra.

1. Trao đổi khí là sự trao đổi các chất khí (carbon dioxide và oxygen) giữa cơ thể với môi trường

2. Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và hô hấp. Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo ra lỗ khí. Khi khí khổng mở, các loại khí khuếch tán vào và ra khỏi lá.

3. Ở động vật, trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở cơ quan trao đổi khí như bề mặt da, hệ thống ống khí, mang, hoặc phổi. Ở người, trao đổi khí diễn ra ở phổi. Khi hít vào, khí oxygen trong không khí được dẫn vào phổi đến các phế nang. Tại các phế nang, khí oxygen khuếch tán vào mạch máu, khí carbon dioxide từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và thải ra môi trường qua hoạt động thở ra.

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Khí không có chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?

Hướng dẫn giải:

- Khí khổng có chức năng giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.

- Cấu tạo của khí khổng: có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau, có thành trong dày, thành ngoài mỏng, đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu.

Bài tập 2: Giải thích tại sao khi sưởi ấm bằng than hoặc củi trong phòng kín, người trong phòng có thể bị ngất hoặc gặp nguy hiểm đến tính mạng. Em hãy đề xuất biện pháp giúp hạn chế nguy hiểm trong trường hợp sưởi ấm bằng than hoặc củi.

Hướng dẫn giải:

- Khi sưởi ấm bằng cách đốt than, củi trong phòng kín, lượng khí O 2 trong phòng tiêu hao dần, đồng thời sinh ra khí CO và CO 2 trong quá trình cháy. Khi hít vào cơ thể, CO và CO 2 sẽ thay thế O 2 liên kết với tế bào hồng cầu dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu O 2 gây nguy hiểm đến tính mạng.

- Để hạn chế nguy hiểm trong trường hợp sưởi ấm bằng than, củi, nên mở cửa để khí lưu thông, không đốt than, củi khi ngủ.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 27

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật CTST trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạoNgữ Văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo, Công Nghệ 7 CTST,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Đăng Khoa
    Nguyễn Đăng Khoa

    😄😄😄😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 15/07/23
    • Bọ Cạp
      Bọ Cạp

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 15/07/23
      • Xuka
        Xuka

        👌👌👌👌👌👌👌👌

        Thích Phản hồi 15/07/23

        KHTN 7 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm