Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 33 CTST

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 33: Tập tính ở động vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Khái niệm tập tính và vai trò của tập tính ở động vật

a. Khái niệm tập tính ở động vật

- Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

- Có rất nhiều các dạng tập tính khác nhau ở động vật, được chia thành hai loại:

+ Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Ví dụ: tập tính giăng tơ của nhện, tập tính bú mẹ của trẻ sơ sinh, tập tính bơi của cá, ...

+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

Ví dụ: gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ, cá voi con học cách ép miệng của nó vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa, trẻ nhỏ học cách cầm đũa.

b. Vai trò của tập tính

- Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển.

- Các tập tính của động vật giúp chúng có thể tìm kiếm thức ăn, chạy thoát khỏi kẻ thù nguy hiểm, thích nghi với môi trường sống, tập tính sinh sản, di cư, bảo vệ lãnh thổ, tập tính xã hội giúp sinh vật tạo nên các mối quan hệ hài hòa trong xã hội, ...

1.2. Ứng dụng của tập tính ở động vật trong thực tiễn

- Áp dụng tập tính của động vật trong nhiều lĩnh vực ngoài thực tiễn như:

+ Trong chăn nuôi: tạo ra môi trường sống phù hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi

+ Trong trồng trọt: ứng dụng trồng cây đáp ứng các nhu cầu khác của con người

+ Trong học tập và sinh hoạt hằng ngày: nâng cao kết quả học tập và hình thành những thói quen tốt, như: học cách ghi nhớ từ vựng, học thuộc bài; học thói quen dậy sớm tập thể dục, ngủ đúng giờ, ...; xóa bỏ những thói quen không tốt.

1. Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Tập tính giúp cho động vật tồn tại và phát triển. Tập tính bao gồm: tập tính bẩm sinh và tập tính học được hình thành trong đời sống của cá thể động vật.

2. D ựa vào những hiểu biết về tập tính ở động vật, người ta ứng dụng để tạo ra môi trường sống phù hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng đáp ứng các nhu cầu khác của con người. Trong học tập, người ta vận dụng tập tính để nâng cao kết quả học tập và hình thành những thói quen tốt, như: học cách ghi nhớ từ vựng, học thuộc bài; học thói quen dậy sớm tập thể dục, ngủ đúng giờ, ...; xóa bỏ những thói quen không tốt.

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Tập tính là gì? Có những loại nào?

Hướng dẫn giải:

- Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

- Có 2 loại tập tính:

+ Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, đặc trưng cho loài.

+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

- Các tập tính thường gặp ở động vật là tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, chăm sóc con non, tập tính di cư, ...

Bài tập 2: Hãy nêu ba ví dụ về tập tính ở động vật. Hãy cho biết những tập tính đó hình thành khi nào và nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đó đối với động vật.

Hướng dẫn giải:

Ví dụ

Loại tập tính

Ý nghĩa

Khỉ trèo cây

Bẩm sinh

Di chuyển và tìm kiếm thức ăn

Tinh tinh bắt cá

Học được

Tìm kiếm thức ăn

Chuồn chuồn bay thấp khi trời sắp mưa

Bẩm sinh

Dễ dàng tìm nơi trú ẩn kịp thời.

Bài tập 3: Burrhus Frederic Skinner thả chuột vào lồng thí nghiệm, trong đó có một bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột lại chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn. Đây có phải là tập tính học được không? Tại sao? Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là gì?

Hướng dẫn giải:

Đây là tập tính học được của chuột vì sau một số lần thức ăn rơi xuống, chuột hình thành được thói quen giẫm lên bàn đạp để lấy thức ăn. Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là thức ăn.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 33

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 33: Tập tính ở động vật CTST trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạoNgữ Văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo, Công Nghệ 7 CTST,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằng Nguyễn
    Hằng Nguyễn

    😆😆😆😆😆😆

    Thích Phản hồi 15/07/23
    • Xuka
      Xuka

      💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 15/07/23
      • Cu Bin
        Cu Bin

        😘😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 15/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm