Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 16 CTST

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 16: Sự phản xạ ánh sáng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Hiện tượng phản xạ ánh sáng

- Phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhẵn bóng, chẳng hạn như mặt gương, mặt kim loại sáng bóng, ...

- Trường hợp mặt phản xạ là một mặt phẳng, nhẵn bóng thì ta gọi đó là gương phẳng. Hình ảnh của cảnh vật qua gương phẳng được gọi là ảnh tạo bởi gương phẳng.

Hình 16.1. Ảnh của cảnh vật qua mặt nước

- Cách biểu diễn gương phẳng và các tia sáng:

+ Gương phẳng (G): biểu diễn bằng một đoạn thẳng, phần gạch chéo là mặt sau của gương

+ Tia sáng tới SI: tia sáng chiếu tới mặt gương.

+ Tia sáng phản xạ IR: tia sáng phản xạ từ mặt gương.

+ Điểm tới I: giao điểm của tia sáng tới và mặt gương.

+ Pháp tuyến IN: đường thẳng vuông góc với mặt gương tại điểm tới I.

+ Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.

+ Góc tới (i): góc giữa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.

+ Góc phản xạ (i'): góc giữa tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới

1.2. Định luật phản xạ ánh sáng

- Thí nghiệm: Nghiên cứu hiện tượng phản xạ ánh sáng

+ Chuẩn bị: Bảng chia độ (có một nửa bên phải xoay được quanh trục thẳng đứng), nguồn sáng hẹp (đèn laser) có thể di chuyển được trên bảng chia độ, gương phẳng gắn trên giá đỡ.

Hình 16.3. a) Bố trí thí nghiệm; b) Quan sát tia sáng tới và tia sáng phản xạ khi nửa bên phải của bảng chia độ cùng mặt phẳng với nửa bên trái

+ Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 16.3a.

Bước 2: Bật đèn và chiếu một tia sáng tới nằm trong mặt phẳng của bảng chia độ đến mặt phản xạ của gương phẳng. Quan sát tia sáng phản xạ.

Bước 3: Xoay nửa bên phải của bảng chia độ quanh trục thẳng đứng, để nó không cùng mặt phẳng với nửa kia của bảng chia độ. Quan sát xem còn nhìn thấy tia sáng phản xạ không.

Bước 4: Lặp lại thí nghiệm như bước 2 nhưng lần lượt thay đổi góc tới, đo góc phản xạ

- Định luật phản xạ ánh sáng: Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới. Góc phản xạ bằng góc tới: i' = i

1.3. Phản xạ và phản xạ khuếch tán

- Phản xạ là sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt nhẵn bóng (có thể nhìn thấy ảnh rõ nét của vật).

- Phản xạ khuếch tán là sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt gồ ghề, thô ráp (không nhìn thấy ảnh rõ nét của vật).

Hình 16.5. Sự phản xạ trên: a) bề mặt phẳng nhẵn bóng; b) bề mặt gồ ghề

1. Hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại môi trường cũ khi gặp một bể mặt nhẵn bóng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng .

2. Định luật phản xạ ánh sáng : Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới. Góc phản xạ bằng góc tới: i' = i

3. Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt nhẵn bóng được gọi là phản xạ (còn gọi là phản xạ gương). Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt gồ ghề, thô ráp được gọi là phản xạ khuếch tán .

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Hãy vẽ kí hiệu gương phẳng trong hình dưới đây, sao cho tia sáng xuất phát từ điểm A, đến gặp gương tại O rồi cho tia sáng phản xạ đi qua điểm B.

Hướng dẫn giải

Vẽ đường phân giác của góc giữa tia sáng tới và tia sáng phản xạ, sau đó vẽ mặt gương vuông góc với đường phân giác trên.

Bài 2: Chọn câu đúng?

A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.

B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.

C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.

D. Cả A, B, C.

Hướng dẫn giải

Theo định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới nghĩa là tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến cùng nằm trong một mặt phẳng ⇒ Đáp án A, B, C đều đúng ⇒ Chọn đáp án D.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 16

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 16: Sự phản xạ ánh sáng CTST trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạoNgữ Văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo, Công Nghệ 7 CTST,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 7
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Bắc Cực
    Gấu Bắc Cực

    😆😆😆😆😆😆😆

    Thích Phản hồi 13:42 13/07
    • Vịt Con
      Vịt Con

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 13:42 13/07
      • Lê Jelar
        Lê Jelar

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 13:42 13/07

        KHTN 7 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm