Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 32 CTST

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 32: Cảm ứng ở sinh vật được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

a. Khái niệm về cảm ứng sinh vật

- Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

- Các tác nhân bên trong có thể gây ra các phản ứng đối với cơ thể sinh vật, ví dụ: yếu tố tâm lí, thần kinh, tuổi, giới tính,...

- Ví dụ:

+ Khi chạm tay vào cây xấu hổ, lá cây có hiện tượng khép lại, lá cây xấu hổ đã chịu tác động cơ học từ ngón tay và có phản ứng khép lại.

+ Khi ta dùng đầu đũa tác động cơ học vào một vị trí nào đó trên cơ thể con giun đất, toàn thân nó sẽ có phản ứng co lại.

b. Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật

- Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển.

- Ở thực vật, cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường của cơ thể thông qua vận động của các cơ quan và thường diễn ra chậm.

Hình 32.3. Một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật

1.2. Cảm ứng ở thực vật

- Cảm ứng ở thực vật là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường thông qua vận động của các cơ quan.

- Các hình thức của cảm ứng thực vật bao gồm tính hướng sáng, tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc, tính hướng hóa, ...

Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng:

- Trồng vài hạt đỗ lạc ngô đang nảy mầm vào hai cốc chứa đất ẩm A, B.

- Đặt cốc A vào hộp bìa carton có khoét lỗ để ánh sáng lọt qua, cốc B để bên ngoài trong điều kiện thường.

- Đặt cả hộp giấy bìa carton chứa cốc trồng cây và cốc còn lại ở nơi có ánh sáng, tưới nước để giữ ẩm cho đất.

- Sau 2 tuần, cây trong cốc A sẽ vươn về phía lỗ thủng của thùng carton, còn cây trong cốc B phát triển bình thường.

Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước:

- Trải đều một lớp giấy ăn mỏng vào trong hai khay có đục lỗ.

- Rải mùn cưa ẩm đều khắp mặt các khay thành một lớp khoảng 1 cm.

+ Khay 1: Trồng một số hạt đỗ đang nảy mầm vào một phía của khay và tưới nước phía đối diện. Treo khay nghiêng một góc 45°, sao cho các hạt đỗ ở phía trên.

+ Khay 2: Trồng một số hạt đỗ đang nảy mầm vào đểu mặt khay và tưới nước. Để khay theo mặt phẳng nằm ngang và tưới nước đểu hằng ngày.

- Sau 2 tuần: rễ của các cây ở khay 1 mọc hướng về nơi có nguồn nước, rễ của các cây ở khay 2 mọc thẳng.

Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc:

- Trồng ba cây thân leo (mướp/ bí/ bầu) vào ba chậu chứa đất ẩm.

- Cắm sát bên mỗi cấy một giá thể (cành cây khổ, cọc gỗ, lưới thép, ...)

- Đặt chậu cây nơi có đủ ánh sáng và tưới nước hằng ngày.

- Theo dõi và ghi chép hiện tượng xảy ra của các cây này sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần.

Hình 32.6. Các bước thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của cây

1.3. Ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn

Con người đã vận dụng hiện tượng cảm ứng của thực vật (hướng sáng, hướng hóa, hướng nước, ...) vào thực tiễn giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.

- Ứng dụng tính hướng sáng của thực vật để tạo hình cây bonsai, trồng xen canh các cây ưa sáng và ưa bóng để tận dụng triệt để nguồn ánh sáng, ...

Hình 32.7. Cây bonsai phát triển về phía nhiều ánh sáng

- Ứng dụng tính hướng nước để trồng cây thủy sinh, cây gần bờ ao, mương nước,...

Hình 32.8. Ứng dụng trồng rau thủy canh

- Ứng dụng tính hướng tiếp xúc để làm giàn cho các cây leo như: bầu, bí, mướp, ...

Hình 32.9. Ứng dụng làm giàn cho cây leo

1. Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

2. Cảm ứng ở thực vật là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường thông qua vận động của các cơ quan. Các hình thức của cảm ứng thực vật bao gồm tính hướng sáng, tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc, tính hướng hóa,...

3. Dựa vào khả năng cảm ứng của thực vật, người ta tác động làm thay đổi môi trường sống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hãy kể tên một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật. Xác định tác nhân làm xuất hiện các hiện tượng cảm ứng đó và cho biết ý nghĩa của chúng đối với thực vật.

Hướng dẫn giải:

Hiện tượng cảm ứng ở thực vật

Tác nhân

Ý nghĩa đối với thực vật

Cây me khép lá về sáng sớm và chiều tối

Nhiệt độ, ánh sáng

Giảm sự thoát hơi nước để cây thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, ánh sáng.

Cây nắp ấm bắt mồi

Con mồi

Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây

Cây mướp hình thành tua cuốn leo trên giàn

Giá thể

Giúp cây có nhiều không gian sống, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng để quang hợp

Bài tập 2:

Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:

Bước 1: Trồng vài hạt đỗ/ lạc/ ngô đang nảy mầm vào cốc chứa đất ẩm.

Bước 2: Cắt bỏ hai đầu vỏ chai nhựa (lưu ý sử dụng vỏ chai có kích thước lớn hơn cốc trồng cây).

Bước 3: Cắt ba hình tròn bằng giấy bìa cứng có đường kính bằng đường kính vỏ chai, khoét trên mỗi miếng bìa một lỗ nhỏ có kích thước như nhau (lưu ý lỗ tròn đủ cho cây chui qua), sau đó đặt ba miếng bìa vào vỏ chai sao cho các lỗ nằm so le nhau.

Bước 4: Dùng giấy màu tối quấn quanh phần vỏ chai để ánh sáng không lọt vào.

Bước 5: Úp phần vỏ chai vào cốc trồng cây. Đặt cốc trồng cây ở nơi có ánh sáng và tưới nước thường xuyên.

Bước 6: Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng xảy ra sau 1 tuần.

a) Hãy cho biết mục đích tiến hành thí nghiệm của bạn học sinh là gì.

b) Tại sao phải sử dụng giấy màu tối ở bước 4 của thí nghiệm?

c) Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích.

Hướng dẫn giải:

a) Bạn học sinh tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính hướng sáng ở thực vật.

b) Phải sử dụng giấy màu tối ở bước 4 của thí nghiệm nhằm điều khiển ánh sáng theo các khe hở của miếng bìa để chứng minh cây phát triển về phía nguồn ánh sáng.

c) Kết quả: Cây phát triển về phía các khe hở có ánh sáng lọt qua, vì cây có tính hướng sáng.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 32

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 32: Cảm ứng ở sinh vật CTST trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạoNgữ Văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo, Công Nghệ 7 CTST,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chuột Chít
    Chuột Chít

    💯💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 15/07/23
    • Xucxich14
      Xucxich14

      😄😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 15/07/23
      • Trang Nguyễn
        Trang Nguyễn

        😊😊😊😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 15/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm