Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 22 CTST

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

a. Khái niệm trao đổi chất

- Trao đổi chất ở sinh vật gồm:

+ Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường: quá trình cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường (như nước, khí oxygen, chất dinh dưỡng, ...) và thải các chất không cần thiết (như khí carbon dioxide, chất cặn bã, ...) ra ngoài môi trường.

+ Chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào: tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất. Ví dụ: Tổng hợp đường glucose từ nước và carbon dioxide trong quá trình quang hợp ở thực vật; phân giải đường glucose trong quá trình hô hấp tế bào.

Hình 22.1. Sơ đồ mô tả quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở người

b. Khái niệm chuyển hóa năng lượng

- Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

Ví dụ: Năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển hoá thành năng lượng được tích trữ trong các liên kết hoá học (hoá năng) trong quá trình quang hợp. Trong cơ thể sinh vật, hoá năng là dạng năng lượng chủ yếu dùng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

1.2. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể

- Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là điều kiện cơ bản giúp duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở các loài sinh vật, có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như:

+ Cung cấp nguyên liệu cấu tạo, thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể:

  • Sản phẩm của các quá trình chuyển hoá trong tế bào tạo nên nguồn nguyên liệu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể (như protein là thành phần cấu tạo nên màng sinh chất, lipid là thành phần cấu tạo nên mổ mỡ, ...)
  • Tham gia thực hiện chức năng của tế bào (như diệp lục tham gia quá trình quang hợp,...)

Hình 22.2. Cấu trúc một phần của màng sinh chất

+ Cung cấp năng lượng: Quá trình phân giải các chất hữu cơ giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể như vận động, vận chuyển các chất, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản, ...

Ví dụ: Quá trình phân giải đường glucose trong hô hấp tế bào tạo ra năng lượng được tích trữ trong ATP và cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

1. Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hoá trong tế bào, đồng thời thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường. Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Quá trình trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.

2. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng đóng vai trò quan trọng đối với sinh vật như cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Nhờ đó, sinh vật có thể duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Tại sao một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể?

Hướng dẫn giải:

- Việc ăn kiêng sẽ làm giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể

=> Thiếu nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất

=> Giảm tốc độ quá trình trao đổi chất.

Bài tập 2: Em hãy dự đoán những quá trình chuyển hoá năng lượng nào diễn ra khi một con báo đang chạy, biết trong tế bào tổn tại nhiều dạng năng lượng khác nhau như cơ năng, nhiệt năng, hóa năng. Giải thích.

Hướng dẫn giải:

- Hóa năng - cơ năng: Do quá trình phân giải chất hữu cơ để cung cấp năng lượng cho sự co dãn của các cơ trong cơ thể báo.

- Hóa năng - nhiệt năng: Quá trình trao đổi chất tăng làm lượng nhiệt giải phóng ra môi trường tăng.

Bài tập 3: Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Những thay đổi này được giải thích như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Khi chạy nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên nên:

- Nhịp thở, nhịp tim tăng lên để cung cấp O 2 và chất dinh dưỡng cho các tế bào giúp các tế bào có thể thực hiện quá trình chuyển hóa tạo ra năng lượng để đáp ứng nhu cầu về năng lượng đang tăng lên đó.

- Đồng thời, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng sinh ra nhiệt dẫn đến cơ thể nóng lên. Cơ thể ổn định nhiệt độ bằng cách thoát mô hôi, mồ hôi ra nhiều khiến thiếu hụt nguồn nước trong cơ thể =>Biểu hiện khát nước nhiều hơn lúc chưa chạy.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 22

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật CTST trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạoNgữ Văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo, Công Nghệ 7 CTST,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 15/07/23
    • Mít
      Mít

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 15/07/23
      • Thùy Chi
        Thùy Chi

        😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 15/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm