Đo độ hiểu biết của bạn về tiếng Việt trên khắp mọi miền Tổ quốc

Trắc nghiệm kiến thức

"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", chắc hẳn bạn đã nhiều lần nghe đến câu nói này. Tiếng Việt của chúng ta vô cùng đa dạng và phong phú, hệ thống ngôn ngữ Việt Nam khác nhau theo từng vùng miền và việc học tiếng Việt không hề đơn giản đâu nhé! Nếu bạn không tin hãy cùng VnDoc kiểm chứng sự đa dạng của ngôn ngữ này qua bài trắc nghiệm dưới đây!

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:
    Đo độ hiểu biết về tiếng việt
    Dịch nghĩa: Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá (hoặc nia), bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao; con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm; bố con mừng quá. Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua chút xíu cho vui.
    Đây đều là thổ ngữ của người Huế. Những thổ ngữ trong đây đôi lúc khó hiểu đến mức nếu không phải người Huế chính gốc thì không thể hiểu được.
  • Câu 2:
    Đo độ hiểu biết về tiếng việt
    Dịch nghĩa: "Hôm đấy đi ngoài sân vấp cái chân ngã trầy cả đầu gối, mai đi làm không được". Tiếng Nghệ Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh) có những đặc trưng riêng, trong đó họ sử dụng một số từ rất khác như trục cúi - đầu gối, sân - cươi, được - đặng... Ngoài ra, tiếng Nghệ Tĩnh cũng được xem là đại diện của miền Trung tổ quốc, thường được lấy làm ví dụ khi so sánh giữa các vùng miền. Ví dụ như cụm từ "Chứ sao nữa" ở Hà Nội, ở Nghệ An sẽ là "Chơ răng nữa" - rất đặc trưng.
  • Câu 3:
    Đo độ hiểu biết về tiếng việt
  • Câu 4:
    Đo độ hiểu biết về tiếng việt
    Người Quảng Nam thường phát âm chệch âm giữa và âm cuối, trong đó dấu hiệu đặc trưng nhất là chữ a thành “ô”: xe đạp – xe độp; bao gạo – bô gậu. Có nơi phát âm thành “ơ” – ví dụ như “xe đợp”…
  • Câu 5:
    Đo độ hiểu biết về tiếng việt
    Tiếng nói của người Bình Định thường có một số đặc trưng: những từ có vần “ê” thành “ơ”, “em” thành “im”, “e” thành “ia”, “ai” thành “ay”…
  • Câu 6:
    Đo độ hiểu biết về tiếng việt
    Đáp án: Đoạn thơ được trích trong bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên - một người con của xứ Thanh. Tiếng Thanh Hóa được coi là "một thổ ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ", vừa có yếu tố giống phương ngữ Trung, lại vừa có yếu tố giống phương ngữ Bắc. Từ “O” có nghĩa là “cô”, được sử dụng tại nhiều địa phương miền Trung khác. Trong khi đó, “đằng nớ” lại gần như là nét đặc trưng của người dân xứ Thanh.
  • Câu 7:
    Đo độ hiểu biết về tiếng việt
    Người Sài Gòn có những cách gọi rất khác biệt, nhất là khi so với các tỉnh miền Bắc. Ví dụ như cái tẩy ở câu trên phải được hiểu là cốc đá, hay “ngô” ở Hà Nội sẽ là “trái bắp” trong Sài Gòn.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
2 2.026
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm IQ

Xem thêm