Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bạn có tin mình đang dùng sai nhiều từ Tiếng Việt quen thuộc?

Trắc nghiệm kiến thức có đáp án

Có những từ Tiếng Việt rất quen thuộc mà bạn vẫn thường sử dụng hàng ngày. Nhưng bạn có tự tin rằng mình đang sử dụng đúng những từ ngữ này. Cùng VnDoc làm bài trắc nghiệm dưới đây để xem bạn trình độ chính tả của bạn thế nào nhé!

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:
    Dành: có nghĩa giữ lại, tiết kiệm dùng về sau này hoặc để riêng ra cho ai, cho điều gì. Ví dụ: Dành dụm, để dành… Giành: Động từ chỉ sự hoạt động, phải dùng sức, cố gắng để lấy lại cái gì mà không phải của mình hay cố gắng đạt được một mục đích nào đó. VD: Giành giật, giành quyền lợi…
  • Câu 2:
    Giấu (Động từ): cất vào nơi kín đáo để người khác không thấy được, không tìm ra được. VD: cất giấu, giấu giếm. Dấu: Ký hiệu để ghi nhớ, nhận dạng. Dấu còn có nghĩa là yêu. Theo thói quen sử dụng, người Việt hay nói: yêu dấu, nghĩa là rất yêu quý).
  • Câu 3:
    Dữ: là tính từ chỉ tính cách. Ví dụ: dữ dằn; dữ như cọp; dữ dội. Giữ: là động từ chỉ việc bảo vệ, bảo tồn thứ gì đó. Ví dụ: giữ xe; giữ tiền trong túi; giữ gìn.
  • Câu 4:
    Bánh Giầy: là từ biến âm của tiếng Việt cổ "bánh chì” ngày xưa. Là loại bánh có hình tròn khum khum, màu trắng, rất dẻo, mịn mặt, làm bằng xôi trắng giã nhuyễn, khi ăn cặp với giò chả... Bánh dày (hoặc dầy): Do tiếng Việt phát âm "d" và "gi" không khác nhau nên một số người nhầm lẫn "dầy" tức là dày, mỏng nên mới viết là "bánh dầy". 
  • Câu 5:
    Rau răm: là một trong những loại thực phẩm dùng làm gia vị của người Việt. Lá rau nhỏ, nhọn, có mùi thơm, vị cay. Rau dăm: không có nghĩa. Trong đó, dăm là danh từ, chỉ mảnh vật liệu nhỏ, thường là tre, gỗ… để chèn vào cho chặt hay được dùng trong trường hợp số ước lượng trên dưới năm (dăm ba câu).
  • Câu 6:
    Xán lạn: Là tính từ - Theo gốc Hán, “Xán”có nghĩa là sáng, chói, tinh khiết, rực rỡ. “Lạn”: sáng sủa, lấp lánh. => Xán lạn: tươi đẹp, tươi sáng, rực rỡ. VD: tương lai xán lạn. Sáng lạng: không có nghĩa.
  • Câu 7:
    Súc tích: "súc" = của cải, "tích" = "tích trữ". Súc tích (nghĩa đen) là dồn nén, tích trữ lại. Nghĩa bóng là cô đọng, ẩn chứa nhiều ý tứ (một bài viết cô đọng – ngắn gọn nhưng chứa đầy đủ ý). Xúc tích: không có nghĩa.
  • Câu 8:
    Phong thanh: Phong là gió, Thanh là tiếng: nghe phong thanh là nghe tiếng gió thổi, ý chỉ tin đồn, chưa được xác thực và không rõ nguồn gốc. Phong phanh: nghĩa là “(áo quần) mỏng manh, đơn sơ”. Nghe phong phanh không hề có nghĩa.
  • Câu 9:
    Cà khịa: cố ý gây sự để cải vã, đánh nhau
    Cà kịa: từ dùng sai không có nghĩa.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Xác nhận Quay lại Tiếp theo Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Trắc nghiệm IQ

    Xem thêm