Tóm tắt một số tác phẩm văn xuôi lớp 12
Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn: Tóm tắt các tác phẩm văn xuôi
Vợ chồng A phủ, Người lái đò Sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Vợ nhặt,..... tất cả các tác phẩm văn xuôi lớp 12 sẽ được tóm tắt nội dung và tổng hợp trong tài liệu: Tóm tắt một số tác phẩm văn xuôi lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo.
Lịch thi THPT Quốc Gia 2024
Xem chi tiết lịch thi: Lịch thi THPT Quốc Gia 2024
Gửi đề thi để nhận lời giải ngay: https://www.facebook. com/com.VnDoc
1. Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
Mẫu 1
Bản tuyên ngôn mở đầu bằng những câu trích dẫn từ "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ, "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế, chính trị, văn hóa, tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc
Mẫu 2
Tuyên ngôn độc lập - một văn kiện mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, không chỉ đánh dấu sự nổi lên của dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, và quyền tự chủ. Nếu trong lịch sử của Mỹ có Tuyên ngôn độc lập năm 1776, và Pháp có bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791, thì Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, được tuyên bố vào ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, không chỉ xóa bỏ chế độ thực dân và phong kiến mà còn khẳng định quyền tự chủ và vị thế của dân tộc Việt Nam trên thế giới. Đây thực sự là một bước ngoặt quan trọng, một mốc son chói lọi đánh dấu kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh đưa ra cơ sở lý luận cho Tuyên ngôn bằng việc nhấn mạnh quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Ông thể hiện sự thụ động đối với hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp, hai quốc gia tư bản lớn trên thế giới và đồng thời là hai quốc gia đã xâm lược Việt Nam. Hồ Chí Minh sử dụng những bản tuyên ngôn này để tạo nên một bối cảnh, một lý do cho việc tuyên bố độc lập của Việt Nam. Điều này giúp tạo nên một lề lối cho bản Tuyên ngôn và chỉ ra rằng các hành động của xâm lược không tuân theo các nguyên tắc đã được nêu ra. Hồ Chí Minh chỉ ra những sự thực trái ngược và tội ác mà Pháp đã gây ra trong hơn 80 năm thống trị Việt Nam, bao gồm các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa-giáo dục. Ông bám vào sự thật và số liệu cụ thể để phô diễn những tội ác đã diễn ra và làm bẻ gãy hình ảnh hoàn hảo được tạo ra bởi quân đội xâm lược. Tất cả những điều này giúp làm sáng tỏ lý do tại sao cuộc đấu tranh cho độc lập lại trở nên cấp bách và cần thiết.
Cuối cùng, Hồ Chí Minh đánh dấu một sự kết thúc đầy quyết tâm và kiên định. Lời tuyên bố của ông tràn đầy sức mạnh và xác nhận sự quyết tâm vững vàng để bảo vệ và duy trì độc lập dân tộc. Tuyên ngôn độc lập không chỉ phản ánh tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh mà còn thể hiện sự khát khao cháy bỏng về độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh không chỉ là một tài liệu lịch sử, mà còn là biểu tượng của sự kiên định và lòng dũng cảm của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho độc lập và tự do.
2. Tóm tắt Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng
Phần 1: Đặt vấn đề cho bài viết. Tác giả nêu luận điển xuất phát: Phải có cái nhìn đúng về văn chương Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. Cách nhìn đó là: "Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thấy càng sáng thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy"
Phần 2: Giải quyết vấn đề: Tác giả nêu các luận điểm bổ sung để chứng minh cho luận điểm xuất phát: cách nhìn đúng đắn đó được cụ thể hoá qua cách đánh giá (của tác giả) về:
- Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
- Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu (Chủ yếu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
- Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên – Tác phẩm phổ biến, đặc sắc của NĐC (cả nội dung và nghệ thụât).
Phần 3: Kết thúc vấn đề: (Luận điểm kết luận, cái đích của bài viết)
Đánh giá đúng vị trí của NĐC trong nền văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ đã nêu ở phần đầu: "NĐC là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao đại vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trân mặt trận văn hoá và tư tưởng".
3. Tóm tắt Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003 (Cô-phi-annan)
1) Mở đầu: Nhắc lại việc cam kết của các quốc gia trên thế giới để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS vào năm 2001 và Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS của quốc gia đó.
2) Nhìn lại tình hình thực hiện phòng chống HIV/AIDS:
- Đã có một số dấu hiệu của chúng ta về nguồn lực, ngân sách, chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS.
- Song hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gây tử vong trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, cứ mỗi phút trôi qua có 10 người nhiễm HIV, và đại dịch này đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ, đang lan rông nhanh nhất ở chính khu vực mà trước nayhình như vẫn còn an toàn - đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ Châu Á, từ dãy núi Uran đến Thái Bình Dương.
- Không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra trong Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS và với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào năm 2005.
3) Nhiệm vụ cấp bách, quan trong hàng đầu là tích cực phòng chống AIDS
- Phải nỗ lực thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết.
- Phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động
- Phải công khai lên tiếng về AIDS
- Không được kì thị và phân biệt đối xử đối với những người sống chung với HIV/AIDS.
- Đừng một ai ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên cách bức tường rào ngăn cách "giữa chúng ta và họ".
- Trong thế giới khốc liệt này không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết. Có nghĩa là phải hành động để chống lại đại dịch AIDS đang đe doạ mọi người trên hành tinh này, không trừ một ai.
4) Kết thúc: Lời kêu gọi phòng chống HIV/AIDS:
- Tôi kêu gọi các bạn hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và hãy dõng dạc về HIV/AIDS
- Hãy cùng chúng tôi giật đổ thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh căn bệnh này.
- Hãy sát cách cùng chúng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt nguồn từ chính các bạn
4. Tóm tắt Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
Mẫu 1
Thiên nhiên tươi đẹp của vùng Tây Bắc được làm phong cách hơn bao giờ hết bởi sự hiện diện đặc biệt của con sông Đà, với vẻ hung bạo và trữ tình đan xen. Dù sông Đà có thể thể hiện sự dữ dội và tàn bạo đôi khi, nhưng cũng không ít lúc nó biểu cảm một vẻ dịu dàng, như một người phụ nữ kiều diễm. Nước sông Đà chẳng ngừng biến đổi theo mùa, phản ánh ánh nắng của mùa xuân và mùa thu bằng màu xanh ngọc bích lúc nào rồi lại chuyển sang màu chín đỏ giống như khuôn mặt người bầm đi vì rượu. Dọc theo bờ sông, những thác nước và ghềnh đá kề nhau, đá vươn cao làm vách thành tự nhiên. Đá tảng và đá hòn bày lên như những bức tượng thạch trận, tạo ra sự kỳ diệu với hàng loạt cửa sinh cửa tử. Nhưng nổi bật giữa bức tranh thiên nhiên hoang dã và phong cảnh sống động ấy là hình ảnh của người lái đò sông Đà. Ông ta mang trong mình vẻ đẹp chân chất, sức khỏe của người lao động vùng sông nước, với thân hình cao lớn, làn da đen hỗn hợp nắng mặt trời, một đặc điểm đặc biệt chỉ có ở họ. Những năm dài trải nghiệm nghề lái đò đã gắn kết ông với dòng sông Đà đến mức ông trở nên khắc sâu vào tâm hồn của con sông này. Ông không chỉ hiểu rõ tính khí độc đáo và địa hình phức tạp của nó mà còn thuộc lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, vị trí từng tảng đá, luồng nước, và cả những cửa sinh cửa tử mà những tảng đá kỳ diệu tạo ra. Đồng thời, ông kết hợp kiến thức chuyên môn sâu rộng với sự gan dạ và can trường của mình để dẫn con thuyền an toàn vượt qua những thách thức nguy hiểm của thác nước sông Đà. Ông đã thực hiện nhiều chuyến hàng xuôi trên dòng sông này một cách đáng tin cậy, góp phần vào sự thịnh vượng của cuộc sống nơi đây. Sau khi hoàn thành cuộc hành trình vượt qua sông Đà, ông lái đò quay trở về cuộc sống đời thường với sự thanh thản và bình yên. Ông neo thuyền ở một khúc sông yên bình, chế biến ống cơm lam và chia sẻ những câu chuyện về cá anh vũ và cá dầm xanh, tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ trên bờ sông. Đó là thời gian ông thư giãn và thấu hiểu hơn về cuộc sống và vẻ đẹp của nơi mà mình gắn bó suốt nhiều năm qua.
Mẫu 2
Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi con sông đà vừa hung bạo trữ tình. Sông Đà có lúc dịu dàng như người phụ nữ kiều diễm. Nước sông Đà thay đổi theo mùa phản chiếu trời xuân nắng thu «Mùa xuân dòn xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa». Dọc theo sông Đà, có lắm thác nhiều ghềnh, có đá dựng vách thành, có đá tảng, đá hòn bày thế thạch trận, tạo nên cửa sinh cửa tử. Nổi bật trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống đó là hình ảnh ông lái đò sông Đà. Đó là một người mang vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động vùng sông nước với thân hình cao to, nước da rám nắng. Ông làm nghề lái đò đã nhiều năm, từng gắn bó với dòng sông Đà, hiểu được tính khí của nó. Ông thuộc nằm lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh cửa tử do thế thạch trận tạo nên. Ông đã dùng kinh nghiệm nghề nghiệp cộng với sự cần cù gan dạ đưa con thuyền vượt thác nước sông Đà đầy nguy hiểm. Ông đã đưa nhiều chuyến hàng về xuôi an toàn để góp phần vào cuộc sống. Sau khi vượt sông Đà, ông lái đò trở về cuộc sống đời thường thanh thản của mình, ông neo thuyền chỗ khúc sông bình lặng và nấu ống cơm lam, bàn tán về cá Anh Vũ cá dầm xanh.
5. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Mẫu 1
Bài bút ký kể về một dòng sông duy nhất trên đất nước ta, được thiên nhiên dành riêng cho thành phố Huế: sông Hương. Theo thủy trình của dòng Hương Giang. Ở thượng lưu, sông Hương là bản trường ca của rừng già, là cô gái Digan phóng khoáng và man dại cũng là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Ở ngoại vi thành phố Huế, Hương Giang lại như một người gái đẹp nằm ngủ mơ màng đợi người tình đến đánh thức. Ở đây, sông Hương lại mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lý như cổ thi. Xuôi dòng Hương giang khi gặp nhau ở Huế, sông Hương như một điệu slow tình cảm lại như người tài nữ đánh đàn, như người tình dịu dàng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Mẫu 2
Bài bút kí đã ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với xứ Huế mơ mộng đã đi vào lòng người và với truyền thống lịch sử xứ Huế Lúc ở thượng nguồn, sông Hương có vẻ đẹp mãnh liệt và hoang dại, có nhiều ghềnh thác đáy vực bí ẩn. Có thể xem sông Hương như bản trường ca của rừng già
Lúc về đồng bằng, sông Hương thơ mộng làm say đắm lòng người. Hai bên bờ sông Hương chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên. Dòng sông mềm như tấm lùa uốn cong, cảnh đẹp như bức tranh có đường nét, hình khối «trôi đi giũa hai dãy đồi sừng sửng như thành quách», «cao đột ngột như VỌNG CẢNH, TAM THAI, LƯU BẢO». Sông hương có vẻ đẹp đa màu biến ảo: «sớm xanh,trưa vàng, chiều tím»
Lúc qua thành phố huế, sông Hương «trôi đi thực chậm», chảy lặng lờ như điệu slow. Sông Hương «đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya». Trên sông vọng lại tiếng hát trong một khoang thuyền nào đó. Sông Hương mang vẻ đẹp vừa trữ tình, vừa trầm mặc gắn liền với lịch sử bi tráng của dân tộc mà trên thế giới không có dòng sông nào như thế. Và trước về với biển sông hương lưu luyến tình cảm với thành phố Huế ví như nỗi vấn vương của nàng Kiều với Kim Trọng.
6. Tóm tắt Vợ chồng A phủ (Tô Hoài)
Mẫu 1
Vợ chồng A Phủ câu chuyện kể về Mị cô gái xinh đẹp,hiền lành nhưng buộc phải làm dâu nhà thống lí Pá Tra để trừ nợ cho gia đình. Về làm vợ cho A Sử nhưng nàng trở nên ít nói, ít nói, lầm lũi. Trong dịp tết đến, Mị nghe được tiếng sáo khiến nàng trở nên bồi hồi và muốn đi chơi nhưng A Sử ngăn cản. Trong một lần trêu gái, A Sử bị A Phủ đánh, vì tức giận A Sử bắt A Phủ về. Tại đây, A Phủ bị bắt đền bù và làm công tại nhà trừ nợ. Nhìn thấy, A Phủ bị trói, bị đánh đập Mị nghĩ về cuộc đời mình. Nàng tủi thân và đồng cảm với số phận A Phủ nên quyết định cắt dây trói và giải thoát cho A Phủ. Mị cùng với A Phủ đến Phiềng Sa trở thành vợ chồng và A Phủ giác ngộ với cách mạng.
Mẫu 2
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn. Năm đó, ở Hồng Ngài tết đến, A Sử con trai thống lí Pá Tra lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ. Khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Mị toan ăn lá ngón tự tử. Thương cha già, Mị chết không đành. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Một cái tết nữa lại đến. Mị thấy lòng phơi phới. Cô uống rượu ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử đã trói đứng Mị bằng một thúng sợi đay.
A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng. A Phủ trở thành người ở nợ cho Pá Tra. Một năm rừng động, A Phủ để hổ bắt mất một con bò. Pá Tra đã trói đứng anh vào một cái cọc bằng một cuộn mây. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu thoát. Hai người trốn đến Phiềng Sa nên vợ nên chồng. A Phủ gặp cán bộ A Châu kết nghĩa làm anh em được giác ngộ trở thành chiến sĩ du kích đánh Pháp.
7. Tóm tắt Vợ nhặt (Kim Lân)
Mẫu 1
Năm 1945 ở nước ta, nạn đòi hoành hành nghiêm trọng khiến người chết như rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Trong xã hội ấy có một chàng trai tên là Tràng. Anh sống ở xóm ngụ cư, xấu xí, thô kệch và ế vợ. Anh làm nghề kéo xe bò thuê và sống cùng người mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái. Vài ngày sau gặp lại, Tràng đã không còn nhận ra cô gái ấy, bởi cô tiều tuỵ và hốc hác đi nhiều lắm. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau mấy câu nói nửa đùa, nửa thật mà cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ (mẹ của Tràng) cũng bàng hoàng, ngạc nhiên và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy. Trong bữa cơm "đón nàng dâu mới", họ chỉ ăn với nhau một bữa cháo và cháo cám. Nhưng trong bữa cơm ấy, bà cụ Tứ đã dành cho nàng dâu mới một tấm lòng độ lượng, bao dung. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.
Mẫu 2
Anh Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò chở thuê. Đã nhiều tuổi, thô kệch, có tính vừa đi vừa nói lảm nhảm. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró bên ảnh vườn. Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc rất tình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười tít. Lần thứ hai, Tràng gặp lại thị, trông khác hẳn, thị gầy sọp hẳn đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa. Một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chập 4 bát bánh đúc do Tráng đãi. Mua một cái thúng và 2 hào dầu, Tràng dẫn thị về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tráng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tràng có dầu thắp đèn… Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới. Bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Lại một buổi sáng. Tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tràng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào…
8. Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Mẫu 1
Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh được trưởng phòng giao nhiệm vụ thực hiện bộ ảnh cho cuốn lịch. Anh quay trở lại một vùng đất quen thuộc, miền Trung ven biển, nơi anh đã từng trải qua những trận chiến đấu. Sau một thời gian tìm kiếm khắp nơi, Phùng đã phát hiện và chụp được cảnh đắt giá: một chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện trong khung cảnh sớm mờ sương. Từ xa, đó là một cảnh đẹp hiếm có, tạo nên một bức tranh hấp dẫn. Tuy nhiên, khi chiếc thuyền cập bến, Phùng bị sốc khi chứng kiến hiện thực của cuộc sống. Anh chứng nhận cảnh người chồng vũ phu tàn bạo đánh đập vợ một cách tàn nhẫn, trong khi người vợ chịu đựng mà không chống lại hay tìm cách trốn thoát. Thậm chí, đứa con của họ còn đứng ra bảo vệ mẹ và đánh lại cha. Cảnh đánh đập này diễn ra lặp đi lặp lại, làm Phùng cảm thấy không thể chịu đựng được. Chánh án Đẩu, người bạn cũ của Phùng, nhận ra tình hình và mời người đàn bà hàng chài đến tòa án huyện. Phùng và Đẩu cố gắng khuyên bảo người đàn bà ly hôn để thoát khỏi cảnh bạo lực gia đình, nhưng họ bất ngờ khi người đàn bà này từ chối sự giúp đỡ của họ. Chị kể câu chuyện về cuộc sống hiện tại của gia đình mình và biểu đạt không thể rời xa người đàn ông là trụ cột của đình. Trở về nơi công tác, Phùng hoàn thành tác phẩm nhiếp ảnh mà anh rất hài lòng. Tuy nhiên, mỗi khi anh ngắm nhìn tấm ảnh, anh luôn thấy bên ngoài vẻ đẹp màu hồng sương mai, hiện lên hình ảnh của người đàn bà nghèo khổ, lam lũ cùng với gia đình của mình. Đó là hình ảnh mà anh không thể quên, một hình ảnh thể hiện sự đau khổ, nhân hậu và vị tha của người phụ nữ đó, một hình ảnh chôn sâu trong tâm trí và tâm hồn của Phùng.
Mẫu 2
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu sáng tác năm 1983. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngừ của người nghệ sĩ Phùng với vợ chồng người đàn bà làng chài. Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung – nơi anh đã từng chiến đấu để chụp một tấm ảnh thuyền biển, bổ sung cho cuốn lịch năm mới. Sau nhiều ngày “phục kích”, Phùng đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp về chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào gần bờ, anh kinh ngạc chứng kiến cảnh gã đàn ông vũ phu đánh vợ một cách dã man mà người vơ không chống lại cũng không tìm cách chạy trốn. Đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha mình. Thấy vậy, Phùng đã ra tay can thiệp để cảnh tượng đó không tiếp diễn. Phùng đã nán lại mấy ngày theo lời mời của chánh án Đẩu - đồng đội cũ của anh, tình cờ Phùng được nghe câu chuyện cuộc đời của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện. Anh càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà ấy đã từ chối sự giúp đỡ của anh và Đẩu, một mực xin không phải li dị lão chồng vũ phu và bị lí lẽ của người đàn bà đó thuyết phục. Tấm ảnh Phùng chụp, mãi sau này vẫn là một tác phẩm được yêu thích. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ta từ tấm ảnh rồi hòa lẫn trong đám đông.
9. Tóm tắt Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
Việt quê ở Bến Tre. Chị gái là Quyết Chiến, hai chị em cùng đi bộ đội một ngày. Trongmộttrận đánh lớn trong rừng cao su, Việt dùng thủ pháo diệt một xe bọc thép Mĩ. NhưngViệt đãbịthương nặng, ngất đi trên chiến trường, bị lạc đơn vị ba ngày đêm. Tỉnh rồi lại mê, mêrồi lạitỉnh, anh nhớ lại những kỷ niệm vui, buồn tuổi thơ, nhớ lại ba má, anh chị em, nhớchúNăm.Cả ba lẫn má đều hy sinh trong chiến tranh. Việt và chị Chiến ra đi đánh giặc để báothùchobamá, để giải phóng quê hương, tiếp tục trang sử anh hùng của gia đình. Anh Tánh dẫntiểuđội đitìm Việt suốt 3 ngày, mấy lần đụng địch, lục suốt mặt trận dài dặc mới gặp được Việt vàđưavềbệnh viện quân y. Lúc vết thương sắp lành, anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến.
10. Tóm tắt Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Mẫu 1
Gồm 7 cảnhTrương Ba giỏi đánh cờ, bi Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn TB nhập vào xác anh hàng thịt rồi chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác anh hàng thịt,TB gặp nhiều điều phiền toái: Lí trưởng sách nhiễu khiến con trai TB phải đưa hối lộ cho lí trưởng , để đến nửa đêm TB mới được rời nhà anh hành thịt về nhà mình; chi hàng thịt đòi chồng lại. Trong con mắt người thân, từ vợ, con dâu đến cháu gái, TB trở thành kẻ xa lạ…TB đau khổ vi phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Hồn TB bi thể xác hồn thịt xui khiến, dần dần bi nhiễm một số thói xấu, những cái tầm thường của anh đồ tể. Ý thức được điều đó, linh hồn TB giằn vặt đau khổ và đi đến quyết đinh chống lại bằng cách tách linh hồn ra khỏi thể xác anh hàng thịt. Xác hàng thịt chế giễu, ve van hồn TB thỏa hiệp. Đế Thích định giúp hồn TB nhập vào xác cu Tị, TB kiên quyết từ chối, xin cho cu Tị được sống, đồng thời trả xác lại cho anh hàng thit và chấp nhận cái chết.
Mẫu 2
Trương Ba là một người làm vườn tốt bụng, đánh cờ giỏi nhưng bị chết đột ngột do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu. Trương Ba được sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt cũng vừa mới chết. Sau đó, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái từ vợ anh hàng thịt và những người thân yêu của Trương Ba. Trương Ba không thể gần gũi với đứa cháu nội vì nó sợ ngoại hình thô lỗ của thân xác anh hàng thịt, lại còn bị nhiễm những thói xấu mà cái thân xác đó gây ra. Trương Ba lúc này trở thành một người sống quái gở trong cái gọi là "Hồn Trương Ba da hàng thịt". Để giải thoát khỏi đó, Trương Ba chọn cái chết để được sống mãi với những người thân yêu. Tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt đã xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mâu thuẫn một cách logic, hợp lí, thỏa đáng. Đồng thời kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó là lối sống giả dối của con người hiện đại, giữa những dục vọng thấp hèn với những khát khao cao cả....
Tác phẩm đọc thêm
Tóm tắt Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp): 4 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến "ập vào miền Bắc": Tư thế đứng vững mạnh, hiên ngang của dân tộc thời chống Mĩ, tác giả hồi tưởng về "giờ phút hiểm nghèo" của nước Việt Nam mới.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến "thêm trầm trọng": Những khó khăn mọi mặt của đất nước tưởng khó có thể vượt qua.
- Đoạn 3: Tiếp theo đến "Ba trăm bảy mươi ki-lô-gam vàng: Những biện pháp tích cực của chính quyền mới và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách của toàn Đảng, toàn dân ta.
- Đoạn 4: Còn lại: Hình ảnh Bác Hồ như sự tượng trưng cho một chính thể mới, nhà nước của dân, do dân, vì dân
Tóm tắt Bắt sấu ở rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)
Truyện kể về tài bắt sấu của ông năn Hên, người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang. Nghe tin ngọn rạch Cái Tàu có cái ao sấu "nhiều như trái mù u chin rụng", ông năm Hên tìm đến để bắt sấu cho dân làng ở đó. Và ông đã bắt sấu bằng… tay không! Chỉ can một người dẫn đường đến cái ao cá sấu. Trên xuồng đi bắt cá sấu cũng chỉ có một lon nhang trần và một hũ rượu. Vậy mà,chỉ một giờ đồng hồ sau, Tư Hoạch (người dẫn đường) đã bơi xuồng về như dạo mát, kéo theo sau chiếc bè quái dị được kết bằng 45 con cá sấu còn sống nhăn, con này buộc nối đuôi con kia,đen ngòm như một khúc cây khô dài. Bà con chưa hết ngạc nhiên, khâm phục thì ở mé rừng, ông năm Hên đã xuất hiện như tướng ông thầy pháp, "áo rách vai, tóc rối nùi, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua, quơ lại trên tay". Có một vẻ gì như thần bí, nhưng thực chất đây cũng là một "nghệ sĩ tay không bắt sấu" ở rừng U Minh Hạ.
Tóm tắt Mùa lá rụng trong vườn
Chuyện xảy ra ngay trong gia đình ông Bằng, một gia đình được coi là nền nếp, luôn giữ gia pháp, gia phong nay trở nên chao đảo trước những thay đổi lớn của XH. Những con người hôm qua chấp nhận hy sinh nay lại rơi vào quyền lực của tiền tài (Lí), có người hôm qua là anh hùng nay trở nên lạc lõng (Đông). Có người xưa là bộ đội nay trốn sang nước ngoài (Cừ)…Nhưng cũng có những người trong gia đình giữ vững được truyền thống gia đình như ông Bằng, chị Hoài. Chị Hoài - người con dâu trưởng gia đình ông Bằng, vợ anh cả Tường liệt sĩ - nay có gia đình riêng, nhưng vẫn gắn bó sâu sắc với gia đình nhà chồng trước. Ở nông thôn, công việc bận rộn quanh năm, lại là chủ nhiệm hợp tác xã, mẹ của 4 đứa con, nhưng đúng chiều 30 tết, chị vẫn lên Hà Nội thăm gia đình ông Bằng và cúng tất niên cùng với bố chồng và các em. Mọingười trong gia đình đều ngạc nhiên và mừng rỡ. Ông Bằng và chị Hoài không nén được xúc động trước cuộc gặp gỡ cuối năm. Rồi cảnh cúng gia tiên nghiêm trang, thiêng liêng, sau đó là bữa cơm sum hợp gia đình chiều 30 tết đầm ấm, vui vẻ…Tất cả đã nói lên nét đẹp tình người gắn bó với nhau - dù trong hoàn cảnh nào - và cả nét đẹp truyền thống văn hoá dân tộc trong ngày Tết Nguyên đán.
Tóm tắt Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)
Mẫu 1
Cô Hiền là người Hà Nội gốc, dù trải qua những năm tháng chiến tranh đầy biến động, cô Hiền vẫn giữ được những phẩm cách tốt đẹp của con người Hà Nội. Khi còn trẻ, cô Hiền là người thẳng thắn, yêu thích văn chương, khi xây dựng gia đình cô quán xuyến mọi việc nhà cửa, nuôi dạy con cái, đặc biệt là dạy cho con những nét đẹp trong ứng xử, ăn nói của người Hà Nội. Yêu con nhưng cô cũng là người yêu nước, tôn trọng quyết định của con, cô đồng ý cho con ra chiến trường thực hiện nhiệm vụ với đất nước. Khi đất nước đã giải phóng, cô Hiền vẫn giữ trọn những vẻ đẹp của người Hà Nội và hướng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp.
Mẫu 2
Nhân vật trung tâm trung truyện ngắn là cô Hiền, một người Hà Nội bình thường. Cũng như những người Hà Nội bình thường khác, cô đã cùng HN, cùng đất nước trải qua những biến động, thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách HN, cái bản lĩnh văn hoá của người HN. Cô sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ riêng của mình với mọi hiện tượng xung quanh. Thời trẻ, cô Hiền là một người tài hoa, yêu thích văn chương, giao du với đủ loại thanh niên con nhà giàu, nghệ sĩ văn nhân, nhưng khi chọn chồng cô không hề lãng mạn mà chọn ông anh giáo dạy cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ. Cô tính toán kĩ lưỡng khi quản lí gia đình, dạy dỗ con cái từ cách ăn nói, đi đứng… sao cho thể hiện được nét văn hoá của người HN Hoà bình lập lại ở miền Bắc, cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh: vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, theo cô chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá .... Cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và đã tính là làm,đã làm là không để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ... Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ. Cô Hiền dạy con cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội.Đó cũng là lí do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó giám đi cũng là biết tự trọng”... Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”. Từ chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềmtin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.