Xyanua là gì? Công thức hóa học của Xyanua
Chất độc Xyanua dùng để làm gì?
Xyanua là gì? Công thức hóa học của xyanua được VnDoc biên soạn, tổng hợp, nội dung kiên thức về hợp chất hóa học Xyanua. Giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc công thức hóa học xyanua, chất độc xyanua là gì, xyanua dùng để làm gì và chất độc xyanua có mùi gì. Từ đó có hiểu biết về Xyanua, cách xử lý khi gặp xyanua. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
1. Xyanua là gì?
Cynaua (Xyanua) là một chất hóa học cực độc, rất phổ biến trên thế giới và có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: thể rắn, lỏng, hay khí.
Hóa chất Xyanua là một hợp chất hoá học có chứa nhóm xyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử các-bon liên kết ba với một nguyên tử ni-tơ.
Tiếp xúc với một lượng lớn cyanide có thể gây tổn thương cho não và tim mạch, nếu tiếp xúc ở liều lượng thấp có thể gây những hậu quả như khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp.
Chỉ cần 50mg - 200mg Cyanua hoặc hít phải 0,2% khí Xyanua, có thể giết chết ngay lập tức một người trưởng thành.
2. Công thức hóa học Xyanua
CN-
Cyanide là một hợp chất hóa học có chứa nhóm cyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử cacbon liên kết ba với một nguyên tử nitơ
Kali xyanua
3. Xyanua có ở đâu?
Từ quá trình công nghiệp: Nguồn thải chính của xyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hoá chất hữu cơ. Đặc biệt trong công nghiệp luyện thép, nó là độc chất chính gây ô nhiễm.
Từ các nguồn khác: Xuất phát từ xe cộ, ngành công nghiệp hoá học, chất đốt từ những nhà dân trong thành phố và thuốc trừ sâu có chứa xyanua. Cyanide có trong những bãi chôn lấp có thể làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm.
Ngoài ra, xyanua cũng được tìm thấy trong môi trường tự nhiên.
Ứng dụng của Xyanua
Xyanua có nhiều ứng dụng hữu ích nếu được sử dụng đúng cách. Chẳng hạn, xyanua được sử dụng trong sản xuất giấy, dệt may, nhựa và thuốc trừ sâu. Xyanua cũng được sử dụng để chiết xuất vàng, làm cứng sắt và thép, mạ điện và cô đặc quặng bạc. Ngoài ra, hydro xyanua được sử dụng làm chất hun trùng hoặc tác nhân sử dụng trong vũ khí hóa học. Nó thường là một loại khí không màu có thể có mùi hạnh nhân nhẹ.
4. Natri xyanua là gì?
Tuy là hóa chất độc hại nhưng Natri xyanua (NaCN) có công dụng quan trọng trong ngành xi mạ nên việc bán natri xyanua vẫn được thực hiện trên thị trường. Những cơ sở bán natri xyanua luôn đảm bảo sử dụng găng tay hay một số đồ bảo hộ để tự bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với hóa chất này.
Được sử dụng nhiều trong công nghiệp mạ và công nghiệp tuyến quặng.
Dùng để chiết vàng và các kim loại quý khác từ quặng, và các hoạt động khai thác kim loại quý tiêu thụ phần lớn sản lượng xyanua natri được sản xuất ra.
5. Kali xyanua là gì?
Kali xyanua là?
Kali Xyanua có công thức là KCN còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như xyanua kali, potassium cyanide. Nó là một hợp chất hóa học không màu được tạo bởi 3 nguyên tố kali, cacbon, nitơ.
Kali xyanua có mùi rất giống quả hạnh nhân và bề ngoài cùng màu sắc của chất khá giống đường, tan rất nhiều trong nước.
Kali xyanua dùng để làm gì?
Nó có khả năng tạo ra các phức chất của vàng (Au) hòa tan được trong nước (rất ít chất có khả năng này).
Chính vì vậy mà chúng được sử dụng trong ngành kim hoàn để mạ hay đánh bóng bằng phương pháp hóa học, sử dụng trong ngành khai thác các mỏ vàng để tách vàng ra khỏi quặng vàng.
Kali xyanua có độc không?
Kali Xyanua (KCN) là một chất không màu, có mùi thơm giống hạnh nhân.
Đây là một trong những chất kịch độc nhất trên thế giới:
Chỉ cần ăn nhầm từ 200mg - 250 mg thì một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 30 giây đến 2 phút. Sau khoảng 1 tiếng thì rơi vào trạng thái hôn mê và có thể tử vong sau khoảng 3 giờ nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời.
Theo phân loại trong hướng dẫn số 67/548/EEC của liên minh châu Âu thì nó là chất cực độc (T+). Giới hạn phơi nhiễm tối đa (PEL) của OSHA là 5 mg/m3.
Chỉ với 500 gram chất độc khủng khiếp này, 2.500 người có thể bị giết chết trong một thời gian rất ngắn.
Đây là chất kịch độc trong những chất độc trên thế giới.
6. Khi ngộ độc Xyanua phải làm sao?
Thông thường, khi biết xúc với Natri Cyanua sẽ bị ngộ độc. Thậm chí người bị ngộ độc không hề hay biết mình bị nhiễm Cyanua. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết, được chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Là giai đoạn kích động, người bị nhiễm độc sẽ có dấu hiệu lo lắng, kích động, thở nhanh và lú lẫn.
Giai đoạn 2: Người bị nhiễm sẽ bắt đầu co giật, khó thở, tụt huyết áp và bị giảm thông khí.
Giai đoạn 3: cũng là giai đoạn cuối: Giảm trương lực cơ và mất phản xạ, bị trụy tim mạch, hạ oxy trong máu và dẫn đến tử vong.
Cần đến cơ sở y tế nhanh nhất nếu nhận thấy dấu hiệu 1 trong 3 giai đoạn trên
Nếu phát hiện những dấu hiệu trên, cần đưa người bị nhiễm độc natri xyanua đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu một cách nhanh nhất. Bởi hóa chất này là loại độc chất có khả năng phản ứng nhanh, trong vòng 2 giờ đồng hồ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây tử vong.
Vì vậy, những người thường tiếp xúc với loại hóa chất này cần chú ý đến các dấu hiệu ban đầu để sớm phát hiện và chữa trị loại bỏ chất độc.
7. Tính chất hóa học của Xyanua
Xyanide là muối của axit cyanhydric. Phần lớn các muối cyanide không tan trong nước. Muối cyanide tan trong nước bị thủy phân thành môi trường kiềm. Xyanide là muối của một axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic) nên dễ bị các axit mạnh hơn đẩy ra khỏi các dung dịch muối của nó. Thí dụ:
2NaCN + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCN
Axit cyanhydric và các cyanide bị oxy hóa bởi oxy trong không khí chuyển thành cyanat:
2CN− + O2 → 2CNO−
Ở dung dịch loãng1/5000 trong 5 tháng HCN bị phân hủy hết:
HCN + 2H2O → HCOONH4 (amoni fomat)
2HCN + 2H2S + O2 → 2HCNS + 2H2O (axit thiocyanic)
Các muối xyanide kim loại kiềm bị carbon dioxide trong không khí phân hủy tạo thành HCN.
2NaCN + CO2 + H2O → 2HCN + Na2CO3
Vì vậy phải bảo quản muối kim loại cyanide trong thùng kín, để ở chỗ mát.
8. Một số thông tin về xyanua có thể bạn chưa biết
Vậy xyanua có tác hại khủng khiếp ra sao. Sau đây là một số thông tin có thể bạn chưa biết về loại chất này:
8.1. Xyanua là một trong những chất độc nhất trên Trái Đất
Chỉ cần khoảng 50 - 200mg xyanua xâm nhập qua đường miệng cũng đủ gây tử vong một người khỏe mạnh.
8.2 Xyanua là hóa chất phổ biến nhất trên thế giới
Nó có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: thể rắn, lỏng, hay khí, xuất hiện ở khắp mọi nơi trong thực phẩm, cây trồng, thậm chí trong thuốc lá hay khói từ nhựa cháy.
8.3 Khí hydro xyanua không màu nhưng có vị đắng như quả hạnh nhân
Thế nhưng chỉ có 40% dân số thế giới có khả năng ngửi được mùi này.
8.4 Chỉ cần hít khoảng 0,2% khí hydro xyanua cũng khiến bạn tử vong trong vòng 1 phút
Do có khả năng cản trở việc sử dụng oxy của cơ thể người nên chỉ với lượng nhỏ cũng khiến não, tim bị rối loạn và kết cục gây tử vong.
8.5 Xyanua giết chết chính cha đẻ của mình
Hóa chất này được tìm ra lần đầu tiên năm 1782 nhưng nó lại gây ra cái chết nhà hóa học nổi tiếng Karl Scheele đã tìm ra nó.
8.6 Nó có thể được sử dụng làm thuốc trong một số trường hợp khẩn cấp
8.7 Măng tươi chứa hàm lượng xyanua rất cao - khoảng 230mg trong một kg măng củ
Nếu ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, xyanua biến thành axit xyanhydric (HCN) - một chất cực độc với cơ thể. Do vậy, cần phải rửa, luộc thật kỹ măng tươi trước khi ăn để an toàn.