Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Anilin có công thức là

Anilin có công thức là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải đáp thắc mắc về công thức hóa học của anilin, cũng như đi tìm hiểu anilin là gì, tính chất hóa học cũng như ứng dụng của anilin như thế nào.

1. Anilin là gì?

Anilin(C6H5NH2) hay còn được gọi là phenylamin hoặc benzenamin

Nó là một trong những amin thơm đơn giản nhất và quan trọng nhất

2. Công thức của Anilin là

Anilin có công thức hóa học là C6H5NH2

Công thức cấu tạo của anilin

3. Tính chất vật lí của anilin 

Anilin là chất lỏng, sôi ở 184°C, không màu, có mùi hôi khó chịu của cá ươn

Rất độc có mùi sốc, dễ dàng cháy tạo khói

Không tan trong nước khi dây vào da sẽ gây bỏng rát.

Tuy nhiên cồn, xăng, dầu ăn dễ dàng hòa tan Anilin. Do đó người ta sử dụng cồn, xăng để xử lý khi anilin đổ.

4. Tính chất hóa học của anilin 

4.1. Anilin có tính bazo

Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm đựng nước. Anilin hầu như không tan và lắng xuống đấy ống nghiệm.

Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl, thấy anilin tan, chứng tỏ anilin có tính bazo, tác dụng với axit.

C6H5NH2 + HCl → ⌈C6H5NH3+Cl

anilin                           (phenylamoni clorua)

Chú ý: Anilin có tính bazo , nhưng dung dịch của nó không làm xanh giấy quỳ tím, cũng không làm phenolphtalein vì lực bazo của nó rất yếu và yếu hơn amoniac. Đó là do ảnh hưởng của của gốc phenyl

4.2. Phản ứng thế ở nhận thơm của anilin

Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng sẵn 1 ml anilin, thấy trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng.

 Phản ứng thế ở nhận thơm của anilin 

(2,4,6-bromanilin)

Phản ứng này dùng để nhận biết anilin

Do ảnh hưởng của nhóm NH2 (tương tự nhóm –OH ở phenol), ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm –NH2 trong nhân thơm của anilin bị thay thế bởi ba nguyên tử brom:

5. Điều chế anilin từ benzen

Đầu tiên, benzen được nitrat hoá bởi hỗn hợp đậm đặc axit nitric và axit sunfuric ở 50-60°C, tạo ra nitrobenzen.

Sau đó nitrobenzen được hiđro hoá ở 600°C với sự có mặt của xúc tác niken cho anilin

C6H6  \xrightarrow[H_{2} SO_{4} ,t^{o} ]{+HNO_{3} }\(\xrightarrow[H_{2} SO_{4} ,t^{o} ]{+HNO_{3} }\)  C6H5NO2 \xrightarrow[6H,t^{o} ]{Fe+HCl}\(\xrightarrow[6H,t^{o} ]{Fe+HCl}\) C6H5NH2

7. Anilin có tác dụng với NaOH không

Vì anilin có tính bazo yếu nên không phản ứng với bazo là NaOH.

8. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Cho các nhận định sau:

(1) Anilin làm quỳ tím hóa xanh.

(2)  Anilin là chất lỏng không tan trong nước khi dây vào da sẽ gây bỏng rát

(3) Lysin làm quỳ tím hóa xanh.

(4) Axit ađipic và hexametylenđiamin là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6

(5) Anilin không phản ứng với dung dịch brom

Số nhận định đúng là:

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án C

(1) Sai. Alanin không làm quì tím đổi màu

(5) Sai. Vì Do ảnh hưởng của nhóm NH2 (tương tự nhóm –OH ở phenol), ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm –NH2 trong nhân thơm của anilin bị thay thế bởi ba nguyên tử brom:

Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về anilin?

A. Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của nhân benzen lên nhóm NH2.

B. Anilin có tính bazo, nhưng dung dịch của nó không làm xanh giấy quỳ tím

C. Anilin tác dụng được với dung dịch brom do ảnh hưởng của nhóm NH2 (tương tự nhóm –OH ở phenol)

D. Anilin không tác dụng được với HCl

Xem đáp án
Đáp án D

Anilin tác dụng được với dung dịch brom là do hiệu ứng liên hợp, −NH2 còn cặp e chưa liên kết, tạo với vòng benzen tạo ra hiệu ứng liên hợp đây, làm nhân hoạt hóa, dễ dàng phản ứng thế với brom

Câu 3. Cho dãy các chất sau: NH3, CH3NH2, KOH, C6H5NH2, (CH3)2NH. Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ là

A. C6H5NH2 < CH3NH2 < NH3 < (CH3)2NH <  KOH,

B. KOH < (CH3)2NH < CH3NH2 < NH3 < C6H5NH2

C. KOH < NH3 < (CH3)2NH < CH3NH2 < C6H5NH2

D. C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH < KOH

Xem đáp án
Đáp án B

NH3 không có gốc đẩy hay hút e

CH3NH2 có gốc CH3- đẩy e → CH3NH2 > NH3

KOH là bazơ mạnh nên có tính bazơ mạnh nhất trong các chất

C6H5NH2 có gốc C6H5- hút e → NH3 > C6H5NH2

(CH3)2NH có 2 gốc CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn CH3NH2 → (CH3)2NH > CH3NH2

→ thứ tự sắp xếp theo chiều giảm dần là:

KOH < (CH3)2NH < CH3NH2 < NH3 < C6H5NH2

Câu 4. Anilin có công thức là

A. H2N-CH2-CH2-COOH

B. C6H5-NH2

C. CH3-CH(NH2)-COOH

D. H2N-CH2-COOH

Xem đáp án
Đáp án B

Công thức của anilin là C6H5-NH2

Các ý A, C, D đều là axit amin

A. H2N-CH2-CH2-COOH

C. CH3-CH(NH2)-COOH

D. H2N-CH2-COOH

Câu 5. Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. Metylamin, amoniac, natri axetat

B. Anilin, metylamin, amoniac

C. Amoni clorua, metylamin, natri hiđroxit

D. Anilin, amoniac, natri hiđroxit

Xem đáp án
Đáp án  A.

• Anilin: C6H5NH2 không làm quỳ tím đổi màu.

• Amoni clorua: NH4Cl có tính axit, pH < 7, làm quỳ tím chuyển màu hồng.

⇒ Loại các đáp án B, C, D.

Đáp án A thỏa mãn yêu cầu:

Chúng gồm: metylamin (CH3NH2); amoniac (NH3) và natri axetat (CH3COONa)

Câu 6. Chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. Alanin

B. Anilin

C. Glyxin

D. Lysin

Xem đáp án
Đáp án D

Chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh: Lysin

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường

B. Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím

C. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím

D. Phân tử các amimo axit chỉ có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH

Xem đáp án
Đáp án A

Phát biểu nào sau đây đúng: Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường

Câu 8. Cho anilin vào nước, lắc đều. Thêm lần lượt dung dịch HCl, rồi dung dịch KOH dư, để yên một lúc, hiện tượng quan sát được là

A. Lúc đầu trong suốt, sau đó bị đục, rồi phân lớp.

B. Dung dịch bị đục, rồi trong suốt, sau đó phân lớp.

C. Dung dịch bị đục, sau đó trong suốt.

D. Lúc đầu trong suốt, sau đó phân lớp.

Xem đáp án
Đáp án B

Khi cho anilin vào nước ta thấy dung dịch bị đục do anilin ít tan trong nước.

Khi thêm dung dịch HCl vào ta thấy dung dịch trong suốt do có phản ứng tạo sản phẩm tan tốt trong nước:

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (tan)

Tiếp tục thêm NaOH dư vào dung dịch thu được ta thấy hiện tượng phân lớp do có phản ứng:

C6H5NH3Cl + KOH → C6H5NH2 + KCl + H2O

Do C6H5NH2 ít tan trong nước nên sau khi để yên một lúc thì có hiện tượng phân lớp.

Câu 9. Chọn phát biểu không đúng về anilin (C6H5NH2).

A. Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của nhân benzen lên nhóm NH2

B. Anilin là amin thơm bậc I, làm đổi màu quỳ tím ẩm.

C. Anilin ít tan trong nước nhưng khi tác dụng với axit HCl tạo muối lại tan tốt trong nước.

D. Anilin là amin thơm bậc I, tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng.

Xem đáp án
Đáp án B

ý B: Anilin là amin thơm bậc I, làm đổi màu quỳ tím ẩm. sai, anilin là bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím

Câu 10. Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, C2H5OH, NaOH, K2CO3, (C2H5)2NH, NH4Cl. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Xem đáp án
Đáp án B

C6H5NH2 không làm đổi màu quỳ

CH3NH2, (C2H5)2NH có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm quỳ chuyển xanh

NH4Cl là muối tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh → có tính axit → làm quỳ chuyển đỏ

NaOH là bazơ mạnh → làm quỳ chuyển xanh

K2CO3 là muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh → có tính bazơ → làm quỳ chuyển xanh

→ có 5 dung dịch làm quỳ chuyển màu

Câu 11. So sánh tính bazơ của các hợp chất hữu cơ sau: NH3, CH3NH2, (C2H5)2NH, C2H5NH2, (CH3)2NH?

A. NH3 > CH3NH2 > (C2H5)2NH > C2H5NH2 > (CH3)2NH.

B. (C2H5)2NH > (CH3)2NH > C2H5NH2 > CH3NH2 > NH3

C. C2H5NH2 < (C2H5)2NH < CH3NH2 < NH3 < (CH3)2NH.

D. (C2H5)2NH < CH3NH2 < (CH3)2NH < C2H5NH2 < NH3.

Xem đáp án
Đáp án B

Gốc C2H5- đẩy e mạnh hơn gốc CH3- do đó lực bazơ của C2H5NH2 > CH3NH2 và (C2H5)2NH > (CH3)2NH

Do tính bazơ của amin bậc 2 mạnh hơn amin bậc 1 nên

→ thứ tự sắp xếp là : (C2H5)2NH > (CH3)2NH > C2H5NH2 > CH3NH2 > NH3

Câu 12. Cho các nhận xét sau:

1) Khi cho anilin vào dung dịch HCl dư thì tạo thành dung dịch đồng nhất trong suốt.

2) Khi sục CO2 vào dung dịch natriphenolat thì thấy vẩn đục

3) Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ có chứa NaOH ở nhiệt độ thường thì xuất hiện kết tủa đỏ gạch.

4) Dung dịch HCl, dung dịch NaOH, đều có thể nhận biết anilin và phenol trong các lọ riêng biệt.

5) Để nhận biết glixerol và saccarozơ có thể dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm và đun nóng.

Số nhận xét đúng là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Xem đáp án
Đáp án C

1) đúng vì có phản ứng: C6H5NH­2 + HCl → C6H5NH3Cl (muối tan)

2) đúng vì CO2 + C6H5ONa + H2O → C6H5OH(vẩn đục) + NaHCO3

3) Sai vì ở nhiệt độ thường chỉ xảy ra phản ứng của Cu(OH)2 với các nhóm -OH kề nhau của gluco zơ tạo dung dịch màu xanh lam, phải khi đun nóng mới xảy ra phản ứng của Cu(OH)2/OH- với gốc -CHO trong glucozơ tạo kết tủa đỏ gạch.

4) đúng, nếu dùng HCl để phân biệt thì lọ trong suốt là anlinin, lọ vẩn đục là phenol; còn dùng NaOH để nhận biết thì ngược lại

5) Đúng, vì gluco zơ có phản ứng với Cu(OH)2/OH- đun nóng cho kết tủa đỏ gạch, còn glixerol chỉ cho dd màu xanh thẫm

=> có 4 phát biểu đúng

........................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Anilin có công thức là. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm