Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Hóa 12 Cánh diều bài 8

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Hóa 12 Cánh diều bài 8: Đại cương về polymer để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có hướng dẫn trả lời chi tiết các câu hỏi trong SGK Hóa học 12 Cánh diều các trang 54, 57, 58, 59.

Giải Hóa 12 trang 54 Cánh diều

Mở đầu trang 54 SGK Hóa 12

a) Em hãy cho biết trong gia đình có những vật dụng nào được làm bằng vật liệu polymer.

b) Polymer là gì? Chúng có tính chất, ứng dụng gì và được điều chế như thế nào?

Lời giải:

a) Một số vật dụng trong gia đình em được làm bằng vật liệu polymer: ống nước, bàn ghế nhựa, áo mưa, bình nước bằng nhựa, màng bọc thực phẩm, …

b) Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

- Tính chất vật lí: Ở điều kiện thường, hầu hết polymer là những chất rắn, không bay hơi; đa số các polymer không tan trong dung môi thông thường; mỗi polymer có những tính chất cơ, lý riêng.

- Tính chất hoá học: Polymer có thể tham gia phản ứng giữ nguyên mạch, phân cắt mạch hoặc tăng mạch.

- Ứng dụng của polymer: chế tạo chất dẻo, cao su, tơ sợi, thuỷ tinh hữu cơ, vật liệu cách điện, cách nhiệt …

- Polymer thường được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.

Giải Hóa 12 trang 55 Cánh diều

Câu hỏi 1 trang 55 SGK Hóa 12

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các monomer tạo ra polymer trong Bảng 8.1.

Giải Hóa 12 trang 55 Cánh diều

Giải Hóa 12 trang 55 Cánh diều

Lời giải:

Polymer

Công thức cấu tạo monomer

Tên gọi monomer

Polyethylene (PE)

CH2=CH2

Ethylene

Polypropylene (PP)

CH2=CH-CH3

Prop-1-ene (propylene)

Polystyrene (PS)

CH2=CH-C6H5

Styrene

Poly(vinyl chloride) (PVC)

CH2=CH-Cl

Vinyl chloride

Polybuta – 1,3 – diene

CH2=CH-CH=CH2

Buta-1,3-diene

Polyisoprene

CH2=C(CH3)-CH=CH2

Isoprene

Poly(methyl methacrylate)

CH2=C(CH3)-COOCH3

Methyl methacrylate

Poly(phenol formaldehyde) (PPF)

C6H5OH và HCHO

Phenol và formaldehyde

Capron

NH2[CH2]5COOH

6-aminohexanoic acid (ε-aminocaproic)

Nylon – 6,6

NH2[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH

Hexamethylenediamin và Adipic acid

Giải Hóa 12 trang 56 Cánh diều

Luyện tập 1 trang 56 SGK Hóa 12

Hãy nêu tên của một số polymer:

a) Thuộc loại chất nhiệt dẻo và chất nhiệt rắn.

b) Có tính dẻo.

c) Có tính đàn hồi.

d) Kéo được thành sợi.

e) Cách điện.

Lời giải:

a) Polymer thuộc loại chất nhiệt dẻo: FE, PP, PVC…

Polymer thuộc loại chất nhiệt rắn: PPF…

b) Có tính dẻo: PE, PP..

c) Có tính đàn hồi: Polyisoprene, polybuta – 1,3 – diene …

d) Kéo được thành sợi: capron, nylon-6,6…

e) Cách điện: PE, PVC, PPF…

Giải Hóa 12 trang 57 Cánh diều

Câu hỏi 2 trang 57 SGK Hóa 12

Nhận xét sự biến đổi mạch polymer trong các ví dụ 4, 5 và 6.

Giải Hóa 12 trang 57 Cánh diều

Lời giải:

- Ví dụ 4: Mạch polymer vẫn giữ nguyên, nhóm CH3COO- được thay bằng nhóm OH-.

- Ví dụ 5: Mạch polymer vẫn giữ nguyên, liên kết đôi bị phá vỡ.

- Ví dụ 6: Polymer bị phân hủy thành các polymer mạch ngắn, cuối cùng tạo ra monomer ban đầu.

Luyện tập 2 trang 57 SGK Hóa 12

Viết phương trình hoá học của các phản ứng:

a) Thủy phân poly(vinyl chloride) trong môi trường kiềm.

b) Phản ứng thuỷ phân capron trong môi trường kiềm.

Hãy cho biết phản ứng nào trong các phản ứng trên thuộc loại giữ nguyên mạch, phân cắt mạch và tăng mạch polymer.

Lời giải:

Giải Hóa 12 trang 57 Cánh diều

Giải Hóa 12 trang 58 Cánh diều

Luyện tập 3 trang 58 SGK Hóa 12

Vì sao polymer khâu mạch lại khó nóng chảy, khó hoà tan hơn polymer chưa khâu mạch?

Lời giải:

Vì polymer khâu mạch có mạng không gian bền vững, bên cạnh đó khối lượng phân tử tăng nên khó nóng chảy và khó hòa tan hơn polymer chưa khâu mạch.

Câu hỏi 3 trang 58 SGK Hóa 12

Monomer tham gia phản ứng trùng hợp và trùng ngưng có đặc điểm gì về cấu tạo phân tử?

Lời giải:

- Polymer tham gia trùng hợp trong phân tử phải có các liên kết bội như CH2=CH2; CH2=CHCl; hoặc vòng như Giải Hóa 12 trang 58 Cánh diều

- Polymer tham gia phản ứng trùng ngưng trong phân tử phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo liên kết, chẳng hạn: HOOC6H4COOH và HOCH2CH2OH; NH2[CH2]5COOH; NH2[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH.

Câu hỏi 4 trang 58 SGK Hóa 12

Viết phương trình hóa học của phản ứng trùng hợp ethylene, methyl acrylate, vinyl chloride và styrene. Gọi tên các polymer tạo thành.

Lời giải:

Giải Hóa 12 trang 58 Cánh diều

Luyện tập 4 trang 58 SGK Hóa 12

Viết phương trình hoá học của phản ứng trùng ngưng tổng hợp nylon-6,6 từ các monomer tương ứng.

Lời giải:

Giải Hóa 12 trang 58 Cánh diều

Giải Hóa 12 trang 59 Cánh diều

Bài 1 trang 59 SGK Hóa 12

Viết các phương trình hóa học của phản ứng polymer hoá các monomer sau:

a) CH3CH=CH2.

b) CH2=CClCH=CH2.

c) CH2=C(CH3)CH=CH2.

Lời giải:

Giải Hóa 12 trang 59 Cánh diều

Bài 2 trang 59 SGK Hóa 12

Cho biết các monomer dùng để điều chế các polymer sau:

Giải Hóa 12 trang 59 Cánh diều

Viết phương trình hoá học của từng phản ứng tạo polymer.

Lời giải:

Đang cập nhật...

Bài 3 trang 59 SGK Hóa 12

Polymer A trong suốt, được dùng làm hộp dựng thực phẩm, để chơi trẻ em, vỏ đĩa CD, DVD.... Trong công nghiệp sản xuất chất dẻo, polymer A được điều chế theo sơ đồ:

Giải Hóa 12 trang 59 Cánh diều

Từ 100 kg benzene và 32 m3 ethylene (ở 25oC, 1 bar), với hiệu suất mỗi quá trình (1), (2), (3) lần lượt là 60%, 55% và 60%, hãy tính khối lượng polymer A thu được.

Lời giải:

Đang cập nhật...

Bài tiếp theo: Giải Hóa 12 Cánh diều bài 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Hóa 12 Cánh diều

    Xem thêm