Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài giảng học tại nhà môn Địa lý 10 - Nghỉ dịch Covid 19

Bài giảng học tại nhà môn Địa 10 năm 2020 - 2021

Bài giảng học tại nhà môn Địa lý 10 - Nghỉ dịch Covid 19 được VnDoc sưu tầm và chia sẻ tới quý thầy cô cũng như các bạn học sinh tài liệu ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ dịch bệnh. Quý thầy cô tải tài liệu tham khảo, các bạn học sinh tải về để làm bài rèn luyện thêm tại nhà

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA

TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Khái niệm

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

  • Là sự bố trí sắp xếp phối hợp giữa các ngành sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định.
  • Nhằm phát huy những nguồn lực sẵn có để đạt được những hiệu quả cao.

2. Vai trò

  • Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn lao động nhằm đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường.
  • Góp phần thực hiện việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển.

II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài giảng học tại nhà môn Địa lý 10 - Nghỉ dịch Covid 19

Bài giảng học tại nhà môn Địa lý 10 - Nghỉ dịch Covid 19

1. Điểm công nghiệp

  • Khái niệm: Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trên đó gồm có một hoặc hai, ba xí nghiệp được phân bố ở nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu.
  • Đặc điểm:
    • Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán.
    • Nằm cùng với một điểm dân cư.
    • Phân công lao động về mặt địa lí, các xí nghiệp độc lập về kinh tế có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Quy mô: Nhỏ, được hình thành hầu hết ở các tỉnh, thị xã, thành phố, nhằm khai thác nguồn tài nguyên tại chỗ và tận dụng nguồn lao động tại chỗ.

2. Khu công nghiệp tập trung

  • Khái niệm: Là khu vực đất đai có ranh giới nhất định, có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
  • Đặc điểm:
    • Vị trí địa lí thuận lợi, không có dân sinh sống
    • Có ranh giới rõ ràng
    • Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp, hợp tác sản xuất cao
    • Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.
    • Được hưởng các chính sách ưu tiên của nhà nước.
  • Quy mô: diện tích 50ha trở lên đến vài trăm ha, gồm nhiều xí nghiệp liên kết với nhau nên có nhiều công nhân và có tay nghề.

(Tại sao ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung?

Gợi ý:

Ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung vì:

Các nước này đang trong giai đoạn công nghiệp hóa với chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu, trên cơ sở thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước công nghiệp phát triển, nên đã hình thành các khu công nghiệp lập trung.

Trên thực tế, các khu công nghiệp tập trung đã và đang thu vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo thêm việc làm và nâng cao chất lượng lao động, mở rộng việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, góp phần hình thành các đô thị mới và giảm bớt chênh lệch vùng.)

3. Trung tâm công nghiệp

  • Khái niệm: Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn.
  • Đặc điểm:

Ví trí địa lí thuận lợi

    • Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về quy trình, công nghệ.
    • Có các xí nghiệp nòng cốt, các xí nghiệp hỗ trợ, phục vụ.
    • Là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.
    • Nơi có dân cư sinh sống cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tương đối đồng bộ.
  • Quy mô: lớn, công nhân có trình độ tay nghề, có tầm ảnh hưởng khá lớn đến nền kinh tế quốc gia đó.

4. Vùng công nghiệp

  • Khái niệm: Vùng công nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
  • Đặc điểm:
    • Gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ sản xuất và nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.
    • Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
    • Có các ngành phục vụ, bổ trợ.
  • Quy mô: rộng lớn.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bài giảng học tại nhà môn Địa lý 10 - Nghỉ dịch Covid 19. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Giải bài tập Sinh học 10, Giải bài tập Hóa học 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 10

    Xem thêm