Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 2 môn Tiếng Việt - Số 2

Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 2 môn Tiếng Việt

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 2 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 2.

Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 2 môn Tiếng Việt - Số 2 được soạn gồm phần đề thi đủ 4 nội dung: đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn và đáp án chi tiết, bám sát chương trình học của môn Tiếng Việt lớp 2. Nhằm giúp các em ôn luyện ở nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19.

Tham khảo: Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 2 môn Tiếng Việt - Số 1

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 2 môn Tiếng Việt - Số 2

Phần 1. Đọc hiểu

Đọc thầm văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới:

Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh

Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 2 môn Tiếng Việt - Số 2

Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh còn có tên là Bưu điện Trung tâm Sài Gòn. Đây là bưu điện lớn nhất, lâu đời nhất của Việt Nam.

Mỗi ngày nơi đây đón hàng ngàn lượt khách của cả trong nước và ngoài nước. Họ đến đây để nhận và gửi các loại thư từ, bưu phẩm hoặc mua các món quà lưu niệm. Hoặc có người đến đây chỉ để nhìn ngắm vẻ đẹp của tòa nhà. Sáng chủ nhật hàng tuần sẽ có rất nhiều học sinh, sinh viên ghé bưu điện để tham quan và chụp ảnh.

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn là niềm tự hào của người dân Thành phố Hồ Chí Minh.

(theo Nguyễn Thị Tú Duyên)

Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái đứng trước câu trả lời sau:

1. Bài văn trên viết về địa điểm nào?

A. Bưu điện Thành phố Hà Nội

B. Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh

C. Bưu điện Thành phố Sài Gòn

2. Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh còn có tên gọi khác là gì?

A. Bưu điện Thành phố Sài Gòn

B. Bưu điện Trung tâm Hồ Chí Minh

C. Bưu điện Trung tâm Sài Gòn

3. Đâu là nhận xét đúng về Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh?

A. Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh là bưu điện lớn nhất, lâu đời nhất nước ta

B. Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh là bưu điện nhỏ nhất, lâu đời nhất nước ta

C. Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh là bưu điện lớn nhất, tối tân nhất vừa được xây của nước ta

4. Người dân trong nước và ngoài nước đến Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh để làm gì?

A. Để buôn bán các loại sách giấy, báo chí, thư từ

B. Để nhận và gửi các loại thư từ, bưu phẩm hoặc mua các món quà lưu niệm

C. Để gửi các loại thư từ, bưu phẩm hoặc bán các món quà lưu niệm

5. Vào chủ nhật hàng tuần, ai thường đến Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh để tham quan, chụp ảnh?

A. Học sinh, sinh viên

B. Khách du lịch

C. Nhân viên bưu điện

6. Câu văn “Bưu điện Trung tâm Sài Gòn là niềm tự hào của người dân Thành phố Hồ Chí Minh” được viết theo kiểu câu gì?

A. Ai làm gì?

B. Ai là gì?

C. Ai thế nào?

Câu 2. Em hãy viết 2, 3 câu văn nói về một bưu điện mà mình từng đến. Gợi ý:

  • Bưu điện đó tên là gì? Nằm ở vị trí nào?
  • Bưu điện có kiến trúc kiểu dáng ra sao? Đã được xây dựng lâu đời chưa?
  • Mọi người đến bưu điện đó để làm gì? Có đông đúc không?

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

Phần 2. Viết

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Mỗi ngày nơi đây đón hàng ngàn lượt khách của cả trong nước và ngoài nước. Họ đến đây để nhận và gửi các loại thư từ, bưu phẩm hoặc mua các món quà lưu niệm. Hoặc có người đến đây chỉ để nhìn ngắm vẻ đẹp của tòa nhà.

2. Bài tập

a. Điền vào chỗ trống d hoặc gi

con __iều

__ày thể thao

sợi __ây

que __iêm

mưa __ông

__á rét

__ỗ em bé

__ảng bài

b. Điền vào chỗ trống anh hoặc ênh (cùng vần thích hợp)

đôi c____

con k____

b____ viện

rừng x____

bập b____

nh____ nhẹn

nhẹ t____

b____ chưng

c. Điền vào chỗ trống tiếng có an hoặc ân:

  • Hành động làm cho chín thức ăn trong dầu, mỡ đun sôi: ____
  • Khoảng đất trống, bằng phẳng thường ở ngay trước cửa nhà: ____
  • Trạng thái có nhiều bụi bặm, rác rưởi hoặc bị hoen ố: ____

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Viết tên các con vật sau đây vào nhóm thích hợp:

Hổ, cá heo, đại bàng, trâu, mèo, cú mèo, chuột, thỏ, chào mào, họa mi, cá voi, cá mập, cá hồi, sói, sư tử, chích chòe, sơn ca, tôm, tu hú.

ĐV sống trên mặt đất

ĐV sống dưới nước

ĐV sống trên cây

M: hổ

….………………………………………………………

….………………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

M: cá heo

….………………………………………………………

….………………………………………………………

….………………………………………………………

….…………………………………………………………

M: chào mào

….………………………………………………………

….………………………………………………………

….………………………………………………………

….………………………………………………………….

2. Dựa vào sự hiểu biết của em, hãy cho biết đặc điểm tiêu biểu nhất về ngoại hình để nhận diện các loài vật sau: rắn, chim cánh cụt, cá vàng.

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

3. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu sau:

a. Con hổ là chúa tể của rừng xanh.

….……………………………………………………………………………………………………………

b. Giọng hót của chim sơn ca thánh thót và trong trẻo.

….……………………………………………………………………………………………………………

c. Hươu cao cổ có cái cổ rất dài, giúp nó ăn được những chiếc lá ngon ở trên cao.

….……………………………………………………………………………………………………………

d. Cá sấu là loài động vật sống dưới nước nhưng vẫn có thể di chuyển ở trên cạn.

….……………………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Tập làm văn

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) tả chú chim sơn ca.

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………………………

Hướng dẫn trả lời:

Phần 1. Đọc hiểu

Câu 1.

1. B

2. C

3. A

4. B

5. A

6. B

Câu 2.

HS tự viết dựa trên hiểu biết thực tế của bản thân.

Phần 2. Viết

Câu 1. Chính tả

1. Nghe viết: Yêu cầu:

  • HS viết đủ, đúng, chính xác các tiếng trong đoạn văn
  • Tốc độ viết nhanh, kịp theo lời đọc
  • Chữ viết đẹp, đều, đúng nét, đúng ô li
  • Trình bày sạch sẽ, gọn gàng

2. Bài tập

a.

con diều

giày thể thao

sợi dây

que diêm

mưa dông

giá rét

dỗ em bé

giảng bài

b.

đôi cánh

con kênh

bệnh viện

rừng xanh

bập bênh

nhanh nhẹn

nhẹ tênh

bánh chưng

c.

  • Hành động làm cho chín thức ăn trong dầu, mỡ đun sôi: rán
  • Khoảng đất trống, bằng phẳng thường ở ngay trước cửa nhà: sân
  • Trạng thái có nhiều bụi bặm, rác rưởi hoặc bị hoen ố: bẩn

Câu 2. Luyện từ và câu

1.

ĐV sống trên mặt đất

ĐV sống dưới nước

ĐV sống trên cây

M: hổ, trâu, mèo, chuột, thỏ, sói, sư tử

M: cá heo, cá voi, cá mập, cá hồi, tôm

M: chào mào, đại bàng, cú mèo, họa mi, chích chòe, sơn ca, tu hú

2.

Gợi ý:

  • Rắn: cơ thể dài, trơn, không có chân, di chuyển bằng cách trườn
  • Chim cánh cụt: thân hình tròn, béo mập, bụng trắng, lưng đen, cánh và chân ngắn
  • Cá vàng: loài cá cảnh nhỏ, vây và đuôi dài, to, có màu vàng cam.

3.

a. Con vật gìlà chúa tể của rừng xanh?

b. Giọng hót của chim sơn ca như thế nào?

c. Hươu cao cổ có cái cổ rất dài, giúp nó làm gì?

d. Cá sấu là loài động vật sống dưới nước nhưng vẫn có thể làm gì?

Câu 3. Tập làm văn

Gợi ý:

  • Em đã nhìn thấy chim sơn ca ở đâu? (trên tivi, trên sách, trong nhà một người quen nuôi…)
  • Kích thước và hình dáng của chú chim sơn ca như thế nào? (to bằng chim sẻ nhưng mỏ và chân dài hơn)
  • Màu lông của chim sơn ca là gì? (thường có màu như cỏ héo úa)
  • Chim sơn ca có tài năng gì đặc biệt? (hót rất hay, thường hót nhiều khi mùa xuân về)
  • Tình cảm của em dành cho chú chim sơn ca

Bài tham khảo:

Nhà chú Tuấn có nuôi một chú chim sơn ca. Chim to bằng nắm tay của em, với cái mỏ và đôi chân dài, mảnh khảnh nhưng cứng cáp lắm. Bộ lông của chú có màu như rạ đã phơi khô, lác đác vài cọng màu nâu. Khi sờ vào thấy mềm và mượt lắm. Em thích nhất là được nghe chú hát. Tiếng hót của chim sơn ca vô cùng trong trẻo và thánh thót. Em có thể nghe mãi mà không chán. Cứ cuối tuần, em lại sang thăm chim sơn ca. Em mong rằng chú sẽ mãi luôn mạnh khỏe, hoạt bát như bây giờ.

Xem thêm nhiều bài văn tả chim sơn ca khác tại đây Tập làm văn lớp 2: Tả chim Sơn Ca

--------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài tài liệu Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 2 môn Tiếng Việt - Số 2 trên, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 2, đề thi học kì 2 lớp 2 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 2, Tiếng Việt lớp 2, Tiếng Anh lớp 2. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Đánh giá bài viết
1 251
Sắp xếp theo

Tiếng Việt lớp 2 Kết nối

Xem thêm