Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu cầu khiến là gì? Đặc điểm, chức năng của câu cầu khiến

Câu cầu khiến là nội dung được học trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8. Để giúp các em nắm vững kiến thức về câu cầu khiến, như Khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu nhận biết, VnDoc gửi tới các bạn nội dung Câu cầu khiến là gì? Chức năng và ví dụ câu cầu khiến.Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

1. Khái niệm Câu cầu khiến

Theo sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 tập 2 trang 31

  • Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,...hay ngữ điệu cần cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..
  • Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Câu cầu khiến là gì? Chức năng và ví dụ câu cầu khiếnĐịnh nghĩa câu cầu khiến theo SGK Ngữ Văn lớp 8 tập 2 trang 31

2. Đặc điểm câu cầu khiến

- Những câu cầu khiến sẽ có những từ mang tính chất điều khiển, ra lệnh, yêu cầu như là:

  • Thôi, đừng lo lắng (từ Thôi, đừng - Để khuyên bảo).
  • Cứ về đi (từ Đi - Để yêu cầu).
  • Đi thôi con (từ Đi, thôi - Để yêu cầu).

- Hai câu giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung, ngữ điệu đọc cũng khác nhau.

a. Nãy anh Tuấn gọi bạn làm gì vậy?

- Mở cửa.

"Mở cửa" ở đây là câu trần thuật dùng để trả lời câu hỏi.

b. Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

- Mở cửa!

"Mở cửa" ở đây là câu cầu khiến dùng để ra lệnh, đề nghị.

Rút ra kết luận:

  • Câu cầu khiến có từ cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị...
  • Khi viết có dấu chấm than cuối câu hoặc dấu (.)

3. Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến

Thông thường để nhận biết một câu bất kỳ là câu cầu khiến hay không có thể dựa vào một số dấu hiệu nhất định. Các dấu hiệu bao gồm:

– Nếu trong câu tồn tại các từ ngữ mang ngữ điệu cầu khiến như: thôi, hãy,đừng, chớ, đi, thôi, nào, đi thôi, thôi đừng, thôi nào… thì chắc chắn đó là 1 câu cầu khiến.

+ Hãy im lặng đi!

+ Thôi đừng ngủ nữa. Dậy đi chơi với tớ đi!

– Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị.

+ Đừng buồn nữa!

+ Hãy giữ gìn sức khỏe.

Nếu câu có ý nghĩa sai bảo, lời mệnh lệnh, một lời khuyên, một lời đề nghị thì đó cũng có thể là câu cảm thán.

4. Ví dụ về câu cầu khiến

Với loại câu này các ví dụ rất đơn giản các em có thể tìm trong các lời nói hàng ngày khi ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị ai đó. Một số ví dụ dễ hiểu như:

– Hãy mở cửa sổ ra cho thoáng nào!

=> “Hãy” là từ cầu khiến, yêu cầu ai đó thực hiện mệnh lệnh.

– Đừng nên hút thuốc là có hại cho sức khỏe.

=> “Đừng” dùng như khuyên bảo ai đó tránh xa thuốc là vì nó có hại.

– Thôi đừng quá lo lắng, việc đâu còn có đó.

=> “Thôi” từ ngữ cầu khiến có ý nghĩa khuyên bảo người khác.

Câu cầu khiến rất dễ hiểu và một trong những câu sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày.

5. Tác dụng câu cầu khiến (có ví dụ minh họa)

Câu cầu khiến có thể tùy ngữ điệu, vai vế, mục đích cuộc hội thoại mà có những tác dụng khác nhau, thông thường câu cầu khiến có các tác dụng:

- Câu cầu khiến có tác dụng ra lệnh: dùng trong trường hợp để ra lệnh cho người nhỏ tuổi hơn mình, có chức vụ địa vị thấp hơn.

Một số ví dụ minh họa:

  • Nhiệm vụ của bạn là hoàn thành công việc này trước cuộc họp tuần sau!
  • Em hãy mang bài đã làm lên bàn của tôi!
  • Hãy mở cửa khi khách bước vào!

- Câu cầu khiến có tác dụng đưa ra các yêu cầu, đề nghị: bạn có thể yêu cầu, đề nghị ai đó thực hiện theo ý mình, tác dụng yêu cầu có mức độ nhẹ hơn đề nghị và có thể áp dụng với bạn bè đồng nghiệp.

Một số ví dụ minh họa:

  • Cậu hãy trả vở cho tớ vào ngày mai nhé!
  • Chị lấy hộ em tập hồ sơ với ạ!
  • Cậu cất hộ tớ hộp bút vào cặp với nhé!

- Câu cầu khiến có tác dụng như một lời khuyên: nếu đó là những mối quan hệ thân thiết như anh em trong gia đình, bạn bè thì chúng ta có thể dùng câu cầu khiến để khuyên bảo người khác.

Một số ví dụ minh họa:

  • Đừng tự trách bản thân nữa! Con đã làm hết sức rồi mà.
  • Hãy nhớ ăn cơm đúng giờ nhé bạn!
  • Em đọc lại công thức bài làm đi!

6. Đặt 5 câu nghi vấn với các chức năng khác nhau

Bài này làm thế nào bạn nhỉ? => dùng để hỏi và cần người đối thoại trả lời. (nhờ vả)

Sao mà học giỏi quá vậy? => Câu độc thoại và không thiết người đối thoại trả lời.

Bức tranh này mà đẹp à? => Câu Nghi vấn dụng đe dọa

Hình như quyển truyện này mình đã đọc ở đâu rồi? => Câu tự hỏi mình

Sao nhà bạn bừa bộn thế? => Câu Nghi vấn chê

7. Viết 1 đoạn văn từ 15-18 câu phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ "Nhớ rừng" của nhà thơ Thế Lữ

Viết 1 đoạn văn từ 15 - 18 câu phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ "Nhớ rừng" của nhà thơ Thế Lữ mẫu 1

Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta phải nhắc đến chính là Nhớ rừng. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bức tranh tứ bình hiện lên trong nỗi nhớ của chú hổ. Mở đầu bức tranh là bốn cảnh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí chú hổ, đó là: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?" Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khắc sâu trong tâm trí bạn đọc về một cuộc sống đã từng tươi đẹp của chú hổ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho nền văn học Việt Nam.

Câu cầu khiến là gì? chức năng và ví dụ câu cầu khiến

Viết 1 đoạn văn từ 15 - 18 câu phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ "Nhớ rừng" của nhà thơ Thế Lữ mẫu 2

“Thi trung hữu họa” Các cụ xưa đã nói như thế. Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về “Chúa sơn lâm” khá hoàn hảo trong bài thơ “Nhớ rừng” của mình. Bức tranh một vẽ chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy mơ mộng:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”

Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Ta có cảm giác hổ say mồi thì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Vũ trụ có trăng, lúc khuyết, lúc tròn, lúc lên, lúc lặn để rồi hổ ta không biết bao lần ngây ngất trước ánh trăng vàng tung tóe. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy! Và giờ đây nó càng quý vô ngần vì nó là đêm của tự do và ảo mộng.

Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa:

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngà

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”

Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cửi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Thế Lữ thật tài tình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự ngã nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài.

Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh. Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời: giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Chỉ bằng vài nét chấm phá má cảnh có âm thanh, có màu sắc, đường nét hài hòa, sống động.

Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

Bức tranh nầy khác hẳn với ba bức tranh trên, từ màu sắc, đường nét, đến ánh sáng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc nầy cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi. Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học.

Khái quát về tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng

1. Đôi nét về tác giả Thế Lữ

Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ.

Quê quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thơ mới hiện đại (1932 - 1945). Ngoài viết thơ, Thế Lữ còn viết truyện với nhiều thể loại như trinh thám, truyện kinh dị... Ông cũng hoạt động trên lĩnh vực sân khấu, có công trong xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. Thế Lữ được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000

Tác phẩm tiêu biểu: Bên đường Thiên lôi, Mấy vần thơ…

Phong cách sáng tác: Thơ ông dồi dào, đầy lãng mạn, qua đó thể hiện những ẩn ý sâu sắc vô cùng.

2. Đôi nét về bài thơ Nhớ rừng

a. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ năm 1935.

b. Bố cục

Đoạn 1 + 4: Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.

Đoạn 2 + 3: Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ.

Đoạn 5: Niềm khát khao tự do mãnh liệt.

c. Nội dung

Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.

d. Nghệ thuật

Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình.

Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm.

8. Bài tập SGK Ngữ văn 8 về câu cầu khiến

Câu 1: Nhận biết câu cầu khiến.

Trong câu 1 có thể nhận biết là câu cầu khiến bởi có các từ có nghĩa cầu khiến như: hãy, đi, đừng.

Thêm hoặc bớt chủ ngữ trong câu sẽ khiến nghĩa bị thay đổi:

+ (a): chủ ngữ không có.

+ (b): Chủ ngữ là Ông giáo.

+ (c): Chủ ngữ là chúng ta.

Thêm hoặc bỏ đi chủ ngữ:

+ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương (thêm chủ ngữ, nội dung chi tiết hơn).

+ Hút trước đi. (lược bỏ chủ ngữ, câu cầu khiến tăng cấp độ nhưng lại kém lịch sự).

+ Nay cách anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không (đổi chủ ngữ).

Câu 2: Tìm câu cầu khiến

Các câu cầu khiến trong bài tập đó là câu a (khuyết chủ ngữ), b (chủ ngữ thứ 2 số nhiều), c (khuyết chủ ngữ).

Câu 3: So sánh 2 câu.

Nhận xét:

Câu a không có chủ ngữ.

Câu b có chủ ngữ Thầy em?

Trong cây b thêm chủ ngữ “Thầy em” khiến câu nói trở nên tình cảm, nhẹ nhàng hơn nhiều so với câu a.

Câu 4:

Câu nói Dế Choắt với Dến Mèn mang nghĩa cầu khiến, tuy nhiên lúc này Dế Choắt là bậc bề dưới vì vậy cách cầu khiến nhẹ nhàng, lịch sử nên người đọc khó nhận ra. Đây cũng là cách cầu khiến lịch sự, tế nhị mà bề dưới thường nói với bề trên.

Câu 5:

So sánh câu “Đi đi con!” và “Đi thôi con”.

Trong câu 1 “Đi đi con” chỉ có người con đi. Trong câu thứ hai, “Đi thôi con” hành động cả người con và người mẹ đều đi. Như vậy hai câu này không thể thay thế lẫn nhau vì nghĩa khác nhau.

...............................

Như vậy VnDoc đã chia sẻ xong bài câu cầu khiến là gì? Đặc điểm, chức năng của câu cầu khiến. Thông qua bài này các em sẽ nắm được đặc điểm, chức năng của câu cầu khiến, ngoài ra các em nhớ lưu ý vì câu cầu khiến thường có mục đích đưa ra yêu cầu đề nghị nên khi sử dụng cần căn cứ đối tượng người dùng để sử dụng từ ngữ thích hợp. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé.

Ngoài tài liệu trên, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu lớp 8 đầy đủ các môn Toán, Văn, Anh, , Hóa, Sinh... mà chúng tôi sưu tầm, chọn lọc bám sát với chương trình học lớp 8 hơn. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập
Chia sẻ, đánh giá bài viết
208
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn đức Thi
    Nguyễn đức Thi

    hi anh

    Thích Phản hồi 05/04/22
    • Khang Anh
      Khang Anh

      hi chú


      Thích Phản hồi 05/04/22
    • Khang Anh
      Khang Anh

      @Tài Liệu Miễn Phí Ok

      Thích Phản hồi 05/04/22
    • Tài Liệu Miễn Phí
      Tài Liệu Miễn Phí

      @Khang Anh hello

      Thích Phản hồi 05/04/22
    • Tài Liệu Miễn Phí
      Tài Liệu Miễn Phí

      @Tài Liệu Miễn Phí ho

      Thích Phản hồi 05/04/22
    • Khang Anh
      Khang Anh

      @Tài Liệu Miễn Phí ổn không?

      Thích Phản hồi 05/04/22
    Xem thêm 2 bình luận cũ hơn...
  • Nguyễn đức Thi
    Nguyễn đức Thi

    bài hay

    Thích Phản hồi 05/04/22
    • Nguyễn đức Thi
      Nguyễn đức Thi

      hot

      Thích Phản hồi 05/04/22
      • Khang Anh
        Khang Anh

        bt mà

        Thích Phản hồi 05/04/22
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm