Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đánh giá, phân loại giáo viên cuối năm học theo Nghị định 90

Xếp loại giáo viên theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP

Đánh giá, phân loại giáo viên cuối năm học theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP như thế nào? Quy định về báo cáo kỷ luật như thế nào? Mời các thầy cô cùng tìm hiểu.

Trong một năm học thì công việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên hết sức quan trọng, nó cũng ghi nhận công sức phấn đấu của giáo viên cũng để chỉ ra những tồn tại, hạn chế để khắc phục trong năm tiếp theo.

Trong các năm học trước việc đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo văn bản Số: 02/2017/VBHN-BNV hợp nhất Nghị định 56 và 88 của Chính phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, từ năm 2020 trở về trước việc muốn đánh giá xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngoài đạt các nhiệm vụ khác bắt buộc phải có “Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận” gọi tắt là bắt buộc phải có sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp huyện trở lên.

Tuy nhiên từ năm học 2020 - 2021 này, việc đánh giá giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã không còn tiêu chuẩn có sáng kiến kinh nghiệm được giáo viên, lao động cả nước đồng tình hoan nghênh, ủng hộ.

Đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không cần có sáng kiến kinh nghiệm

Ngày 13 tháng 8 năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị định Số: 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2020.

Theo đó, ở tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắt buộc phải đạt các tiêu chuẩn sau:

Điều 12. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

a) Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này;

(Tại Điều 3 các khoản 1,2,3,4 quy định về 1. Tư tưởng chính trị; 2. Đạo đức lối sống; 3. Tác phong, lề lối làm việc; 4. Ý thức tổ chức kỷ luật)

b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.”

Điểm mới là việc xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Bỏ các tiêu chí “Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất”, “có ít nhất 01 đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng, mang lại hiệu quả trong công việc”…

Giáo viên bị kỷ luật sẽ xếp không hoàn thành nhiệm vụ

Điểm mới tiếp theo của Nghị định 90 là việc quy định cụ thể việc đánh giá giáo viên bị xử lý kỷ luật thì bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.

Tại Điều 15. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ quy định:

"1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;

b) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;

c) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.”

Nghị định mới đã bổ sung tiêu chí “có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa”, “có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá”… thì bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy, quy định mới đã quy định cụ thể, rõ ràng giáo viên bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá phải xếp mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên

Đối với giáo viên không giữ chức vụ quản lý thì được đánh giá theo các bước như sau:

Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng thông qua báo cáo được ban hành kèm Nghị định 90 này.

Bước 2: Tại nơi công tác sẽ tổ chức cuộc họp để nhận xét, đánh giá giáo viên. Thành phần tham gia sẽ gồm toàn thể giáo viên (hoặc toàn thể giáo viên của đơn vị cấu thành nơi người này công tác trong trường hợp có đơn vị cấu thành - với giáo viên không giữ chức vụ quản lý).

Trong cuộc họp, giáo viên trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của mình và các thành viên tham dự đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên.

Bước 5: Thông báo bằng văn bản cho giáo viên biết về kết quả đánh giá, xếp loại đồng thời quyết định hình thức công khai trong cơ quan, đơn vị người này công tác.

Một số trường hợp đặc biệt

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên được thực hiện theo từng năm công tác, là căn cứ để bố trí, đào tạo, sử dụng, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng Đảng viên cũng như thực hiện các chính sách khác với giáo viên.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ, với một số trường hợp đặc biệt, việc đánh giá, xếp loại được quy định như sau:

Giáo viên có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng: Không thực hiện đánh giá, xếp loại nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm trừ nghỉ thai sản.

Giáo viên không công tác từ 03 tháng đến dưới 06 tháng: Vẫn đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Giáo viên nghỉ chế độ thai sản: Kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

Giáo viên chuyển công tác: Cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Nếu thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.

Do đó, nghị định đã có hiệu lực từ 20/8/2020 trước thời điểm năm học 2020 - 2021 bắt đầu, nên việc đánh giá, phân loại giáo viên bắt buộc phải thực hiện theo Nghị định 90 mới.

Trong đó 2 nội dung mới và quan trọng là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không cần có sáng kiến kinh nghiệm và cũng không có chỉ tiêu bao nhiêu % đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nên việc đánh giá phân loại giáo viên sẽ có lợi hơn, thực chất hơn.

Những nội dung trong Nghị định đã quy định khá chi tiết và rõ ràng, nên các địa phương trong năm học này căn cứ Nghị định 90 trên, theo hướng dẫn của tỉnh hoặc tự cơ sở xây dựng chi tiết các tiêu chí để đánh giá phân loại theo Nghị định 90 trên mà không cần chờ cấp trên hướng dẫn thêm.

Đơn vị nào làm theo Nghị định cũ phải dừng lại ngay, tránh sai sót phải làm lại.

Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Tham khảo thêm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm