Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công thức tính lương giáo viên theo quy định mới từ 20/3/2021

Bên cạnh bảng lương mới của giáo viên, còn có nhiều quy định liên quan đến hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên từ ngày 20/3/2021. Mời các bạn tham khảo tất cả Công thức tính lương giáo viên theo quy định mới từ 20/3/2021 để nắm rõ toàn bộ việc xếp hạng và xếp lương của giáo viên từ mầm non đến THPT.

Hiện nay, lương của giáo viên được tính theo công thức:

Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng - Mức đóng các loại bảo hiểm

1. Mức lương cơ sở

Tại khoản 7 Điều 3 Nghị quyết số 128/2020/QH14 quy định, trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở. Do vậy, mức lương cơ sở năm 2021 vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38 năm 2019 của Chính phủ.

Xem thêm: Bảng lương giáo viên mới nhất 2021

2. Hệ số lương của giáo viên

Bảng lương giáo viên mới nhất

Gần đây, Bộ giáo dục và Đào tạo vừa ban hành 04 Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy tại các trường công lập.

Cụ thể:

Theo đó, từ ngày 20/3/2021, khi 04 Thông tư này có hiệu lực, giáo viên sẽ được áp dụng hệ số lương như sau:

Giáo viên mầm non

- Giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;

- Giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.

(Theo Điều 8 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT)

Xem thêm: Từ 20/3/2021, giáo viên mầm non được tăng lương và xếp hạng mới thế nào?

Giáo viên tiểu học

- Giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

- Giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

(Theo Điều 8 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT)

Xem thêm: Thay đổi về lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên tiểu học từ 20/3/2021

Giáo viên trung học cơ sở

- Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

- Giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.

(Theo Điều 8 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT)

Xem thêm: Lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên THCS từ 20/3/2021

Giáo viên trung học phổ thông

- Giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;

- Giáo viên trung học phổ thông hạng I (mã số V.07.05.13) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

(Theo Điều 8 Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT)

Xem thêm: Bảng lương mới của giáo viên các cấp từ ngày 20/3/2021

3. Các loại phụ cấp được hưởng

Theo quy định hiện hành, giáo viên có thể được hưởng các loại phụ cấp sau:

Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì mức ưu đãi được hưởng theo nghề của các đối tượng trên được tính theo công thức:

Mức phụ cấp ưu đãi = 1,49 triệu đồng x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Trong đó, căn cứ Quyết định 244/2005/QĐ-TTG, giáo viên sẽ được tính phụ cấp ưu đãi theo tỉ lệ 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45, 50% tùy từng vị trí làm việc, nơi công tác.

Xem thêm: Toàn bộ mức lương, phụ cấp của giáo viên mới nhất

Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân

Nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng phụ cấp đặc thù được quy định tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP .

Mức phụ cấp đặc thù = 10% [mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)]

Phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật

Căn cứ vào Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên dạy học cho người khuyết tật sẽ được hưởng 02 loại phụ cấp là phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi công việc.

Trong đó, giáo viên dạy lớp dành riêng cho người khuyết tật và giáo viên dạy trong lớp hòa nhập cộng đồng sẽ có cách tính riêng với 02 loại phụ cấp trên.Xem thêm: Giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng chế độ gì?

Xem thêm: Cách tính phụ cấp của giáo viên dạy học sinh khuyết tật

Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

Khi giáo viên giảng dạy, công tác ở huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1, các xã đặc biệt khó khăn như: ở vùng đồng bào dân tộc, niềm núi, ven biển, hải đảo, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp… thì sẽ được hưởng thêm phụ cấp công tác.

Theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định, các đối tượng này sẽ được hưởng một số phụ cấp như: Phụ cấp thu hút, công tác lâu năm, trợ cấp chuyển vùng, một lần, thanh toán tiền tàu xe…

Xem thêm: Chế độ tập sự đối với giáo viên

Phụ cấp thâm niên (được hưởng đến 01/7/2022)

Giáo viên sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP như sau:

Nhà giáo đủ 05 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

Tuy nhiên, theo Công văn 8982 ngày 27/7/2020, giáo viên sẽ chỉ được hưởng phụ cấp thâm niên đến 01/7/2022, sau đó sẽ không còn chế độ phụ cấp thâm niên nữa.

4. Mức đóng các loại bảo hiểm

Căn cứ các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Việc làm 2013, Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức đóng bảo hiểm của giáo viên như sau:

- Hưu trí - tử tuất: 8%;

- Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;

- Bảo hiểm y tế: 1,5%

Xem thêm: Mức đóng BHXH

Trong đó, theo khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội, khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế, khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm thì: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của giáo viên là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

5. Lương và phụ cấp giáo viên từ 01/7/2022 sẽ thay đổi như thế nào?

- Về tiền lương của giáo viên: Có sự thay đổi về kết cấu lương, tiền lương sẽ tăng lên, không giảm và được trả theo đúng công sức lao động của từng vị trí giáo viên. (dự thảo bảng lương giáo viên từ năm 2021 sẽ cập nhật sau). Bảng lương mới của giáo viên từ năm 2021 sẽ gắn với trình độ đào tạo theo hệ thống thang bậc lương chung nhưng có phụ cấp đặc thù (ưu đãi) nghề và không có bảng lương riêng so với các ngành nghề khác.

- Về phụ cấp: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên, gộp các loại phụ cấp hiện có thành chỉ một loại phụ cấp.

- Khi áp dụng chế độ trả lương theo vị trí việc làm, thu nhập sẽ được chi trả theo vị trí hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên... với mức cụ thể nên giáo viên mới ra trường hay đã công tác trong ngành giáo dục 10 hay 20 năm, có bằng cấp chuẩn hay vượt chuẩn cũng không tác động đến việc lương cao hay thấp, sẽ không còn chênh lệch lớn giữa GV mới ra trường và GV có thâm niên lâu năm như hiện nay. Trong khi theo quy định hiện tại, sau 5 năm công tác đầu tiên, GV sẽ được xếp phụ cấp thâm niên với mức 5% lương đang hưởng, mỗi năm công tác tiếp theo sẽ tăng thêm 1%.

- Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, tuy nhiên việc lương giáo viên không có phụ cấp thâm niên chỉ áp dụng khi nào xây dựng xong bảng lương mới theo vị trí việc làm. Có nghĩa là, hiện tại chế độ chính sách về tiền lương và phụ cấp, trong đó có cả phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi mà giáo viên đang được hưởng vẫn được giữ nguyên cho đến khi có các quy định, hướng dẫn mới của Chính phủ về chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 (tức là phải sau ngày 01/7/2022).

- Theo Nghị quyết 27/NQTW về cải cách tiền lương sẽ thực hiện cải cách lương cán bộ, công chức, viên chức (trong đó có giáo viên) dự kiến vào năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tại thời điểm ngày 01/7/2021 đã hoãn tăng lương cơ cở từ 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Do đó, việc tăng lương cơ sở hay trả lương theo vị trí việc làm đối với giáo viên bắt đầu từ năm 2021 không thực hiện được.

Tại Hội nghị lần thứ 13 của BCH Trung ương Đảng bế mạc vào ngày 9/10/2020, BCH Trung ương Đảng đã thống nhất chốt thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết 27 là kể từ ngày 01/7/2022 chứ không phải từ ngày 01/7/2021. Do đó, nếu thực hiện đúng theo lộ trình này thì phụ cấp thâm niên sẽ bị bỏ từ ngày 01/7/2022.

Theo các Thông tư mới của Bộ GD và ĐT, có hiệu lực từ 20/3/2021, giáo viên mầm non có bằng Cao đẳng; GV tiểu học, THCS có bằng Đại học sẽ được xếp lương với hệ số lương khởi điểm cao hơn quy định hiện tại.

- Theo quy định tại Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập: chậm nhất đến hết ngày 30/6/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phải ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo quản lý, chức danh nghề nghiệp, cơ cấu và định mức số lượng giáo viên đối với đơn vị sự nghiệp công lập; chậm nhất sau 03 tháng kể từ ngày Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành văn bản hướng dẫn, các địa phương phải phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu giáo viên của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý. Do đó, sau thời gian 30/9/2021, bảng lương giáo viên theo vị trí việc làm sẽ tiếp tục có sự thay đổi./.

.................................................

Trên đây là nội dung chi tiết của Công thức tính lương giáo viên. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm