Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Hóa học 11 SBT bài 7

Để giúp các bạn học sinh giải Hóa 11 một cách tốt nhất, VnDoc xin mời các bạn tham khảo tài liệu Giải bài tập Hóa học 11 SBT bài 7. Tài liệu kèm theo đáp án sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn được tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Giải bài tập Hóa học 11 SBT bài 7 Nito vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 6 bài tập trong sách bài tập môn Hóa học lớp 11 bài Nito. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Giải bài tập Hóa học 11 SBT

Bài tập trắc nghiệm 2.1, 2.2 trang 11 sách bài tập (SBT) hóa học 11

2.1. Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?

A. Nguyên tử nitơ có hai lớp electron và lớp ngoài cùng có ba electron.

B. Số hiệu nguyên tử của nitơ bằng 7.

C. Ba electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo được ba liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác.

D. Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s22s22p3 và nitơ là nguyên tố p.

2.2. Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng?

A. Nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc.

B. Vì có liên kết ba nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoá học.

C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử.

D. Số oxi hoá của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, N{H_4}^ +\(N{H_4}^ +\), N{O_3}^ -\(N{O_3}^ -\), N{O_2}^ -\(N{O_2}^ -\)lần lượt là -2, +4, -3, +5, +3.

Hướng dẫn trả lời:

2.1. A

2.2. B

Bài tập 2.3 trang 11 sách bài tập (SBT) hóa học 11

2.3. Chỉ ra chất khử, chất oxi hoá trong phản ứng điều chế nitơ:

NH4NO2 \overset{t^{\ast } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\ast } }{\rightarrow}\) N2 + 2H2O

Trong phản ứng này, số oxi hoá của nitơ thay đổi thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Trong phản ứng điều chế nitơ NH4NO2 \overset{t^{\ast } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\ast } }{\rightarrow}\) N2 + 2H2O, nguyên tử N trong ion đóng vai trò chất khử, nguyên tử N trong ion đóng vai trò chất oxi hoá. Trong phản ứng này, số oxi hoá -3 của nitơ (trong ) và số oxi hoá +3 của nitơ (trong ) điều chuyển thành số oxi hoá O (trong N2)

Bài tập 2.4 trang 11 sách bài tập (SBT) hóa học 11

2.4. Cho hỗn hợp các chất khí sau: N2, CO2, SO2, Cl2, HCl. Làm thế nào để thu được nitơ tinh khiết từ hỗn hợp khí trên. Giải thích cách làm và viết các phương trình hoá học (nếu có).

Hướng dẫn trả lời:

Cho hỗn hợp các chất khí đi từ từ qua dung dịch NaOH lấy dư. Các khí CO2, SO2, Cl2, HCl phản ứng với NaOH, tạo thành các muối tan trong dung dịch. Khí nitơ không phản ứng với NaOH sẽ thoát ra ngoài. Cho khí nitơ có lẫn một ít hơi nước đi qua dung dịch H2SO4 đậm đặc, hơi nước sẽ bị H2SO4 hấp thụ, ta thu được khí nitơ tinh khiết.

Các phương trình hoá học:

CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O

Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O

HCl + NaOH NaCl + H2O

Bài tập 2.5 trang 11 sách bài tập (SBT) hóa học 11

2.5. Trong một bình kín dung tích 10 lít chứa 21 g nitơ. Tính áp suất của khí trong bình, biết nhiệt độ của khí bằng 25°C.

Hướng dẫn trả lời:

Cần áp dụng phương trình trạng thái khí pV = nRT, trong đó p là áp suất của khí trong bình kín (atm) ; V là thể tích của khí (lít), n là số mol khí trong thể tích V ; T là nhiệt độ tuyệt đối (K) với T = t(°C) + 273 ; R là hằng số lý tưởng, với trị số R = \frac{{{p_o}{V_o}}}{{{T_o}}} = \frac{{1.22,4}}{{273}} = 0,082(\frac{{atm.l}}{{mol.K}})\(R = \frac{{{p_o}{V_o}}}{{{T_o}}} = \frac{{1.22,4}}{{273}} = 0,082(\frac{{atm.l}}{{mol.K}})\)

Số mol khí N2: \frac{{21}}{{28}} = 0,75 (mol).\(\frac{{21}}{{28}} = 0,75 (mol).\)

Áp suất của khí N2: p = \frac{{nRT}}{V} = \frac{{0,75.0,082(25 + 273)}}{{10}} = 1,83 (atm).\(p = \frac{{nRT}}{V} = \frac{{0,75.0,082(25 + 273)}}{{10}} = 1,83 (atm).\)

Bài tập 2.6 trang 12 sách bài tập (SBT) hóa học 11

2.6. Nén một hỗn hợp khí gồm 2 mol nitơ và 7 mol hiđro trong một bình phản ứng có sẵn chất xúc tác thích hợp và nhiệt độ của bình được giữ không đổi ở 450°C. Sau phản ứng thu được 8,2 mol một hỗn hợp khí.

1. Tính phần trăm số mol nitơ đã phản ứng.

2. Tính thể tích (đktc) khí amoniac được tạo thành.

Hướng dẫn trả lời:

Giải bài tập Hóa học 11 SBT bài 7

Số mol khí ban đầu: 2 7 0

Số mol khí đã phản ứng: x 3x

Số mol khí lúc cần bằng: 2 - x 7 - 3x 2x

Tổng số mol khí lúc cân bằng: (2 - x) + (7 - 3x) + 2x = 9 - 2x

Theo đề bài: 9 - 2x = 8,2

x = 0,4

1. Phần trăm sô mol nitơ đã phản ứng: \frac{0,4.100\%}{2}\(\frac{0,4.100\%}{2}\)= 20%.

2. Thể tích (đktc) khí amoniac được tạo thành: 2.0,4.22,4 = 17,9 (lít).

----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa học 11 SBT bài 7 Nito. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11 nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 11, Vật lý lớp 11, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Hóa Học 11

    Xem thêm