Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Hóa học 11 SBT bài 13

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập Hóa học 11 SBT bài 13. Nội dung tài liệu chắc chắn sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ các bạn học sinh giải bài tập Hóa học lớp 11 hiệu quả. Mời các bạn tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Giải bài tập Hóa học 11 SBT bài 13 Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng vừa đượcVnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 8 bài tập trong sách bài tập môn Hóa học lớp 11 bài Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Bài tập trắc nghiệm 2.46, 2.47 trang 19 sách bài tập (SBT) hóa học 11

2.46. Khí nitơ có thể được tạo thành trong các phản ứng hoá học nào sau đây?

A. Đốt cháy NH3 trong oxi có mặt chất xúc tác platin

B. Nhiệt phân NH4NO3

C. Nhiệt phân AgNO3

D. Nhiệt phân NH4NO2

2.47. Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?

A. Axit nitric và đồng(II) nitrat

B. Đồng(II) nitrat và amoniac

C. Bari hiđroxit và axit photphoric.

D. Amoni hiđrophotphat và kali hiđroxit

Hướng dẫn trả lời:

2.46. D

2.47. A

Bài tập trắc nghiệm 2.48 trang 20 sách bài tập (SBT) hóa học 11

2.48. Hoà tan 12,8 g kim loại hoá trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 60% (D = 1,365 g/ml), thu được 8,96 lít (đktc) một khí duy nhất màu nâu đỏ. Tên của kim loại và thể tích dung dịch HNO3 đã phản ứng là

A. đồng ; 61,5 ml.

B. chì ; 65,1 ml.

C. thuỷ ngân ; 125,6 ml.

D. sắt; 82,3 ml.

Hướng dẫn trả lời:

2.48. A

M + 4HN{O_3} \to M{(N{O_3})_2} + 2N{O_2} \uparrow + 2{H_2}O\(M + 4HN{O_3} \to M{(N{O_3})_2} + 2N{O_2} \uparrow + 2{H_2}O\)

(màu nâu đỏ)

Số mol khí NO_2:\frac{8,96}{22,4}=0,4\ (mol).\(NO_2:\frac{8,96}{22,4}=0,4\ (mol).\)

Theo phương trình hoá học:

{n_M} = 0,2 mol\({n_M} = 0,2 mol\)n_{HNO_3}=\frac{0,4.4}{2}=0,8\ (mol).\(n_{HNO_3}=\frac{0,4.4}{2}=0,8\ (mol).\)

Khối lượng mol nguyên tử của kim loại M:

M=\frac{12,8}{0,2}=64\ (g/mol)\(M=\frac{12,8}{0,2}=64\ (g/mol)\)

⇒ kim loại là Cu (đồng).

Gọi V (ml) là thể tích của dung dịch HNO3 60%. Ta có phương trình liên hệ V với {n_{HN{O_3}}}\({n_{HN{O_3}}}\):

\frac{{V.1,365.60}}{{100.63}} = 0,8 \Rightarrow V = 61,5ml\(\frac{{V.1,365.60}}{{100.63}} = 0,8 \Rightarrow V = 61,5ml\)

Bài tập 2.49 trang 20 sách bài tập (SBT) hóa học 11

2.49. Viết các phương trình hoá học thực hiện các dãy chuyển hoá sau:

Giải bài tập Hóa học 11 SBT bài 13

Hướng dẫn trả lời:

1. (1) N{H_4}Cl + NaOH \to N{H_3} + {H_2}O + NaCl\(N{H_4}Cl + NaOH \to N{H_3} + {H_2}O + NaCl\)

(2) 4N{H_3} + 3{O_2}\overset{t\ast }{\rightarrow} 2{N_2} + 6{H_2}O\(4N{H_3} + 3{O_2}\overset{t\ast }{\rightarrow} 2{N_2} + 6{H_2}O\)

(3) {N_2} + {O_2}\overset{t\ast }{\leftrightharpoons} 2NO\({N_2} + {O_2}\overset{t\ast }{\leftrightharpoons} 2NO\)

(4) 2NO + {O_2} \to 2N{O_2}\(2NO + {O_2} \to 2N{O_2}\)

(5) 4N{O_2} + {O_2} + 2{H_2}O \to 4HN{O_3}\(4N{O_2} + {O_2} + 2{H_2}O \to 4HN{O_3}\)

(6) HN{O_3} + NaOH \to NaN{O_3} + {H_2}O\(HN{O_3} + NaOH \to NaN{O_3} + {H_2}O\)

(7) 2NaN{O_3}\overset{t\ast }{\rightarrow} 2NaN{O_2} + {O_2}\(2NaN{O_3}\overset{t\ast }{\rightarrow} 2NaN{O_2} + {O_2}\)

(8) 4N{H_3} + 5{O_2}\xrightarrow[Pt]{850-900\ast C} 4NO + 6{H_2}O\(4N{H_3} + 5{O_2}\xrightarrow[Pt]{850-900\ast C} 4NO + 6{H_2}O\)

(9) 2N{O_2} + 2NaOH \to NaN{O_3} + NaN{O_2} + {H_2}O\(2N{O_2} + 2NaOH \to NaN{O_3} + NaN{O_2} + {H_2}O\)

2. (1) C{a_3}{(P{O_4})_2} + 3Si{O_2} + 5C\overset{1200\ast C}{\rightarrow} 2P + 3CaSi{O_3} + 5CO\(C{a_3}{(P{O_4})_2} + 3Si{O_2} + 5C\overset{1200\ast C}{\rightarrow} 2P + 3CaSi{O_3} + 5CO\)

(2) 4P + 5{O_2}\overset{t\ast }{\rightarrow} 2{P_2}{O_5}\(4P + 5{O_2}\overset{t\ast }{\rightarrow} 2{P_2}{O_5}\)

(3) {P_2}{O_5} + 3{H_2}O \to 2{H_3}P{O_4}\({P_2}{O_5} + 3{H_2}O \to 2{H_3}P{O_4}\)

(4) {H_3}P{O_4} + NaOH \to Na{H_2}P{O_4} + {H_2}O\({H_3}P{O_4} + NaOH \to Na{H_2}P{O_4} + {H_2}O\)

(5) Na{H_2}P{O_4} + NaOH \to N{a_2}HP{O_4} + {H_2}O\(Na{H_2}P{O_4} + NaOH \to N{a_2}HP{O_4} + {H_2}O\)

(6) N{a_2}HP{O_4} + NaOH \to N{a_3}P{O_4} + {H_2}O\(N{a_2}HP{O_4} + NaOH \to N{a_3}P{O_4} + {H_2}O\)

(7) C{a_3}{(P{O_4})_2} + 3{H_2}S{O_4} \to 2{H_3}P{O_4} + 3CaS{O_4}\(C{a_3}{(P{O_4})_2} + 3{H_2}S{O_4} \to 2{H_3}P{O_4} + 3CaS{O_4}\)

(8) {H_3}P{O_4} + 3NaOH \to N{a_3}P{O_4} + 3{H_2}O\({H_3}P{O_4} + 3NaOH \to N{a_3}P{O_4} + 3{H_2}O\)

Bài tập 2.50 trang 20 sách bài tập (SBT) hóa học 11

2.50. Viết phương trình hoá học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng xảy ra trong dung dịch giữa các chất sau:

1. Bari clorua và natri photphat.

2. Axit photphoric và canxi hiđroxit, tạo ra muối axit ít tan.

3. Axit nitric đặc, nóng và sắt kim loại.

4. Natri nitrat, axit sunfuric loãng và đồng kim loại.

Hướng dẫn trả lời:

Phương trình hoá học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch:

1. 3BaCl_2+2Na_3PO_4\to6NaCl+Ba_3(PO_4)_2\downarrow\(3BaCl_2+2Na_3PO_4\to6NaCl+Ba_3(PO_4)_2\downarrow\)

3Ba^{2+}+2PO_4^{3-}\to Ba_3(PO_4)_2\downarrow\(3Ba^{2+}+2PO_4^{3-}\to Ba_3(PO_4)_2\downarrow\)

2. H_3PO_4+Ca(OH)_2\to CaHPO_4\downarrow+2H_2O\(H_3PO_4+Ca(OH)_2\to CaHPO_4\downarrow+2H_2O\)

H_3PO_4+Ca^{2+}+2OH^-\to CaHPO_4\downarrow+2H_2O\(H_3PO_4+Ca^{2+}+2OH^-\to CaHPO_4\downarrow+2H_2O\)

3. 6HN{O_3}(đặc) + Fe \overset{t\ast }{\rightarrow}  Fe(NO_{3} )_{3}  + 3NO_{2}  \uparrow  + 3H_{2} O\(6HN{O_3}(đặc) + Fe \overset{t\ast }{\rightarrow} Fe(NO_{3} )_{3} + 3NO_{2} \uparrow + 3H_{2} O\)

6H^++3NO_3^-+Fe\to Fe^{3+}+3NO_2\uparrow+3H_2O\(6H^++3NO_3^-+Fe\to Fe^{3+}+3NO_2\uparrow+3H_2O\)

4. 3Cu+4H_2SO_4(loãng)+8NaNO_3\to3Cu(NO_3)_2+2NO\uparrow+4Na_2SO_4+4H_2O\(3Cu+4H_2SO_4(loãng)+8NaNO_3\to3Cu(NO_3)_2+2NO\uparrow+4Na_2SO_4+4H_2O\)

3Cu+8H^++2NO_3^-\to3Cu^{2+}+2NO\uparrow+4H_2O\(3Cu+8H^++2NO_3^-\to3Cu^{2+}+2NO\uparrow+4H_2O\)

Bài tập 2.51 trang 20 sách bài tập (SBT) hóa học 11

2.51. Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các chất sau: H3PO4, BaCl2, Na2CO3, (NH4)2SO4. Chỉ được sử dụng dung dịch HCl, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

Hướng dẫn trả lời:

- Lấy một phần mỗi dung dịch vào từng ống nghiệm, rồi nhỏ dung dịch HCl vào. Ở ống nghiệm có khí thoát ra là ống đựng dung dịch Na2CO3.

Na_2CO_3+2HCl\to2NaCl+CO_2\uparrow+H_2O\(Na_2CO_3+2HCl\to2NaCl+CO_2\uparrow+H_2O\)

- Phân biệt dung dịch H3PO4, BaCl2 và (NH4)2SO4 bằng cách cho Na2CO3 tác dụng với từng dung dịch: dung dịch nào khi phản ứng cho khí thoát ra là H3PO4, dung dịch nào khi phản ứng có kết tủa trắng xuất hiện là BaCl2, dung dịch nào khi phản ứng không có hiện tượng gì là (NH4)2SO4:

2H_3PO_4+3Na_2CO_3\to2Na_3PO_4+3CO_2\uparrow+3H_2O\(2H_3PO_4+3Na_2CO_3\to2Na_3PO_4+3CO_2\uparrow+3H_2O\)

BaCl_2+NaCO_3\to BaCO_3\downarrow+2NaCl\(BaCl_2+NaCO_3\to BaCO_3\downarrow+2NaCl\)

Bài tập 2.52 trang 20 sách bài tập (SBT) hóa học 11

2.52. Cho các chất sau: 3Ca3(PO4)2.CaF2, H3PO4, NH4H2PO4, NaH2PO4, K3PO4, Ag3PO4. Hãy lập một dãy chuyển hoá biểu diễn mối quan hệ giữa các chất đó. Viết phương trình hoá học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hoá trên.

Hướng dẫn trả lời:

Dãy chuyển hoá biểu diễn mối quan hệ giữa các chất có thể là:

3Ca3(PO4)2.CaF2 \overset{1}{\rightarrow}\(\overset{1}{\rightarrow}\) H3PO4 \overset{2}{\rightarrow}\(\overset{2}{\rightarrow}\) NH4H2PO4 \overset{3}{\rightarrow}\(\overset{3}{\rightarrow}\) NaH2PO4 \overset{4}{\rightarrow}\(\overset{4}{\rightarrow}\) K3PO4 \overset{5}{\rightarrow}\(\overset{5}{\rightarrow}\) Ag3PO4

Các phương trình hoá học:

(1) 3Ca_3(PO_4)_2.CaF_2+10H_2SO_4(đặc)→6H_3PO_4+10CaSO_4\downarrow+2HF\uparrow\(3Ca_3(PO_4)_2.CaF_2+10H_2SO_4(đặc)→6H_3PO_4+10CaSO_4\downarrow+2HF\uparrow\)

(2) H_3PO_4+NH_3\to NH_4H_2PO_4\(H_3PO_4+NH_3\to NH_4H_2PO_4\)

(3) NH_4H_2PO_4+NaOH\to NaH_2PO_4+NH_3\uparrow+H_2O\(NH_4H_2PO_4+NaOH\to NaH_2PO_4+NH_3\uparrow+H_2O\)

(4) 3NaH_2PO_4+6KOH\to Na_3PO_4+2K_3PO_4+6H_2O\(3NaH_2PO_4+6KOH\to Na_3PO_4+2K_3PO_4+6H_2O\)

(5) K_3PO_4+3AgNO_3\to Ag_3PO_{4\downarrow}+3KNO_3\(K_3PO_4+3AgNO_3\to Ag_3PO_{4\downarrow}+3KNO_3\)

Bài tập 2.53 trang 20 sách bài tập (SBT) hóa học 11

2.53. Rót dung dịch chứa 11,76 g H3PO4 vào dung dịch chứa 16,8 g KOH. Sau phản ứng, cho dung dịch bay hơi đến khô. Tính khối lượng muối khan thu được.

Hướng dẫn trả lời:

Số mol H_3PO_4:\frac{11,76}{98}=0,12\ (mol)\(H_3PO_4:\frac{11,76}{98}=0,12\ (mol)\)

Số mol KOH:\frac{16,8}{56}=0,3\ (mol)\(KOH:\frac{16,8}{56}=0,3\ (mol)\)

Các phản ứng có thể xảy ra:

H_3PO_4+KOH\to KH_2PO_4+H_2O\ (1)\(H_3PO_4+KOH\to KH_2PO_4+H_2O\ (1)\)
H_3PO_4+2KOH\to K_2HPO_4+2H_2O\ (2)\(H_3PO_4+2KOH\to K_2HPO_4+2H_2O\ (2)\)
{H_3}P{O_4} + 3KOH \to {K_3}P{O_4} + 3{H_2}O(3)\({H_3}P{O_4} + 3KOH \to {K_3}P{O_4} + 3{H_2}O(3)\)H_3PO_4+3KOH\to K_3PO_4+3H_2O\ (3)\(H_3PO_4+3KOH\to K_3PO_4+3H_2O\ (3)\)

Vì tỉ lệ {n_{KOH}}:{n_{{H_3}P{O_4}}} = 0,3 : 0,12 = 2,5\({n_{KOH}}:{n_{{H_3}P{O_4}}} = 0,3 : 0,12 = 2,5\) nằm giữa 2 và 3, nên chỉ xảy ra các phản ứng (2) và (3), nghĩa là tạo ra hai muối K2HPO4 và K3PO4.

Gọi x là số mol H3PO4 tham gia phản ứng (2) và y là số mol H3PO4 tham gia phản ứng (3):

x + y = 0,12 (a)

Theo các phản ứng (2) và (3) tổng số mol KOH tham gia phản ứng:

2x + 3y = 0,3 (b)

Giải hộ phương trình (a) và (b): x = 0,06 mol K2HPO4 ; y = 0,06 mol K3PO4.

Tổng khối lượng hai muối:

{m_{{K_2}HP{O_4}}} + {m_{{K_3}P{O_4}}} = 0,06.174 + 0,06.212 = 10,44 + 12,72 = 23,16 (g).\({m_{{K_2}HP{O_4}}} + {m_{{K_3}P{O_4}}} = 0,06.174 + 0,06.212 = 10,44 + 12,72 = 23,16 (g).\)

Để có kết quả học tập lớp 11 tốt hơn. VnDoc Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

----------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Giải bài tập Hóa học 11 SBT bài 13 Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Sinh học 11, Giải bài tập Vật lý 11, Giải bài tập Hóa học 11, Giải bài tập Toán 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Hóa Học 11

    Xem thêm