Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bài 20

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 bài 20 Kết nối tri thức

VnDoc gửi tới các bạn Giáo án KHTN 8 bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát sách Kết nối tri thức. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Khoa học tự nhiên được biên soạn chi tiết, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về tham khảo chi tiết.

Chương V: ĐIỆN

Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về năng lực

1.1. Năng lực KHTN

- Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát

- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

1.2. Năng lực chung

- Tự chủ, tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các nội dung, vấn đề liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. Chủ động vận dụng vào việc giải thích các hiện tượng nhiễm điện do cọ xát và ứng dụng trong thực tế cuộc sống.

- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận, phân công nhiệm vụ để thực hiện các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát.

2. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Tỉ mỉ, cẩn thận khi thực hiện thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát

- Chăm chỉ: Ham học hỏi, tìm hiểu tài liệu trên sách, internet,.. liên hệ với thực tế về sự nhiễm điện do cọ xát

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Thiết bị bộ thí nghiệm như hình 20.1, 20.2 như trong sách KNTT.

– SGK khoa KHTN bộ Kết nối 8, các phiếu học tập; giấy A2, bút màu,…

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

- Tạo tình huống phát hiện vấn đề, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

b) Nội dung

Đặt tình huống có vấn đề: Vì sao vào những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược nhưạ thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.

c) Sản phẩm

Dự kiến sản phẩm của HS: Dự đoán của học sinh.

b) Tổ chức thực hiện

- Yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi như mục nhiệm vụ.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV đặt vấn đề: Đặt tính huống có vấn đề: Vì sao vào những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược nhưạ thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.

Học sinh quan sát hình, video và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.

Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nội dung được đặt ra ở đầu bài.

Nhận nhiệm vụ

- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ

+ HS nhận nhiệm vụ từ tình huống đặt ra

+ HS thảo luận trong nhóm và trả lời câu hỏi.

Thực hiện nhiệm vụ

Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu vật bị nhiễm điện

a) Mục tiêu:

- Xác định được vật bị nhiễm điện khi nào?

- Khi vật bị nhiễm điện có khả năng gì?

- Nêu sự tương tác của các vật nhiễm điện cùng dấu và các vật nhiễm điện khác dấu?

b) Nội dung: GV cho học sinh thực hiện thí nghiệm theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2.

Phiếu học tập số 1

Dụng cụ

Tiến hành thí nghiệm

Hiện tượng

Đũa nhựa

Đưa lại gần vụn giấy

Cọ xát vào mảnh len (dạ) rồi đưa lại gần các vụn giấy

Đũa thủy tinh

Đưa lại gần vụn giấy

Cọ xát vào vải lụa rồi đưa lại gần các vụn giấy

Kết luận: các vật sau khi bị cọ xát hút được các vật khác có tính chất: ……………..…………………………………………………

Phiếu học tập số 2

Tiến hành thí nghiệm

Hiện tượng

Đưa đũa nhựa cọ vào mảnh len lại gần một chiếc đũa nhựa cọ vào mảnh len khác

Đưa đũa nhựa cọ vào mảnh len lại gần một đũa thủy tinh cọ vào mảnh vải lụa

Nhận xét:

- Điện tích trên đũa thủy tinh có cùng loại với điện tích trên đũa nhựa không? …………………………………………………….

- Các điện tích cùng loại và khác loại tác dụng nhau như thế nào?

….………………………………………………………………….

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát và thực hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1, 2.

HS nhận nhiệm vụ.

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi nhóm 4 bạn tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập số 1, 2.

Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày, sẽ có điểm cộng.

Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tâp số 1, 2.

Báo cáo kết quả:

- Chọn nhóm xung phong đầu tiên lên trình bày;

- Mời nhóm khác nhận xét;

- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ xung.

- Nhóm xung phong trình bày kết quả ở phiếu học tập;

- Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết:

- Tổng hợp để đi đến kết luận về:

+ Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng gì?

+ Sự tương tác của các vật nhiễm điện giống và khác nhau.

- Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 20

Trên đây là Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bài 20 Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm