Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bài 37
Giáo án Khoa học tự nhiên 8 bài 37 Kết nối tri thức
VnDoc gửi tới các bạn Giáo án KHTN 8 bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người sách Kết nối tri thức. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 8 KNTT. Bộ giáo án lớp 8 môn Khoa học tự nhiên được biên soạn chi tiết, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về tham khảo chi tiết.
BÀI 37: HỆ THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN Ở NGƯỜI
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh Nêu được chức năng của các giác quan, giác quan thị giác và thính giác.
- Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó.
Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyển hiểu biết cho người khác.
- Kể tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng. Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng ở mắt.
- Kể tên được các bộ phận của tai và sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận âm thanh Liên hệ được cơ chế truyền ầm thanh trong thu nhận âm thanh ở tai.
- Trình bày được một số bệnh về thị giác, thính giác, cách phòng chống các bệnh đó và vận dụng để bảo vệ bản thân và người thân gia đình.
- Tìm hiểu được các bệnh và tật vể mắt trong trường học, tuyên truyẽn chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về hệ thần kinh, cấu tạo và chức năng của các giác quan; các bệnh về mắt tai, nguyên nhân và cách phòng chống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các biện pháp phòng chống bệnh về mắt, tai.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện các bài tập vận động mắt, rèn luyện song não.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, kể tên các cơ quan hệ thần kinh, mắt, tai. Kể tên các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, mắt, tai
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu được nguyên nhân, cách phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh, mắt, tai…
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Giải thích được các tật khúc xạ, các bệnh về thính giác bảo vệ các giác quan tuyên truyền để mọi người cùng tránh xa các chất kích thích gây nghiện, bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử đến giác quan.
3. Phẩm chất:
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hệ thần kinh.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thực hành, thảo luận về hệ thần kinh, các bệnh về giác quan, nguyên nhân, cách phòng chống.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả điều tra một số bệnh tật khúc xạ về mắt và bệnh về thính giác trong trường học hoặc địa phương
- Có kiến thức nghị lực tránh xa cảnh giác với cám dỗ về các chất kích thích gây nghiện, tuyệt đối không sử dụng, vận chuyển, buôn bán cũng như tuyên truyền để người thân bạn bè xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to các hình trong sgk.
- Mô hình hệ thần kinh, mô hình cấu tạo mắt, tai.
- Bảng 37.1 sgk.
- Video minh họa các bước rèn luyện song não, luyện mắt.
- Phiếu học tập KWL.
2. Học sinh:
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là hệ thần kinh và các giác quan ở người)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là hệ thần kinh và các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh và các giác quan.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về hệ thần kinh, và các bệnh liên quan đến hệ thần kinh và các giác quan.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập KWL, có thể: muốn tìm hiểu về hệ thần kinh, các giác quan, cấu tạo, chức năng; các bệnh về các giác quan nguyên nhân, cách phòng chống...
K (Con đã biết) | W (Con chưa biết, muốn được biết) | L (Con đã được học trong giờ) |
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: →Giáo viên giao vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. →Giáo viên nêu mục tiêu bài học. |
Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 37
Trên đây là Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bài 37 Hệ thần kinh và các giác quan ở người. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.