Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bài 46

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 bài 46 Kết nối tri thức

VnDoc gửi tới các bạn Giáo án KHTN 8 bài 46: Cân bằng tự nhiên sách Kết nối tri thức. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 8 KNTT. Bộ giáo án lớp 8 môn Khoa học tự nhiên được biên soạn chi tiết, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về tham khảo chi tiết.

BÀI 46: CÂN BẰNG TỰ NHIÊN

(Thời gian thực hiện: 2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm cắn bằng tự nhiên.

- Trình bày được các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên.

-Phân tích được một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên.

2. Năng lực

a) Năng lực chung:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm cắn bằng tự nhiên, các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên.

b) Năng lực tin học:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực A (NLa): Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

Năng lực C (NLc): Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc.

Năng lực D (NLd): Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.

Năng lực E (NLe): Năng lực hợp tác trong môi trường số.

3. Phẩm chất

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:

- Nhân ái:Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học:

- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu,phiếu học tập, …

2. Học liệu:

- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo

- HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn.

III. Tiến trình dạy học:

Tiết 1:

1.Hoạt động 1: Khởi động (5’)

a. Mục tiêu: tạo ra cho học sinh hứng thú .

b. Nội dung: GV đưa ra tình huống có vấn đề: Tại sao thân nhiệt của con người chúng ta luôn ổn định ở một mức độ nhất định .

c. Sản phẩm: Là các câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của học sinh

- Thông báo luật chơi : Yêu cầu HS gấp sách vở, làm việc theo cặp đôi từng bàn,nhớ lại kiến thức đã học về cơ thể người và xem đoạn phim về thân nhiệt.

Lắng nghe

- Giao nhiệm vụ: khi thân nhiệt của con người chúng ta luôn ổn định ở một mức độ nhất định ?

- Nhận nhiệm vụ

- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Một số học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

- Thực hiện nhiệm vụ

- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài:Cơ thể sinh vật luôn có quá trình tự điều chỉnh để thích ứng với môi trường sống luôn thay đổi. Quá trình tự điều chỉnh này có ở cấp độ tổ chức các cơ quan trong 1 cơ thể, cơ thể ,quần thể , quần xã, hệ sinh thái …

- HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình hành kiến thức mới:

2.1 .Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm cân bằng tự nhiên ( 10’)

Mục tiêu: - Biết được khái niệm cân bằng tự nhiênvà các cấp độ của cân bằng tự nhiên.

Nội dung: câu hỏi về khái niệm cân bằng tự nhiênvà các cấp độ của cân bằng tự nhiên

Sản phẩm:

- Khái niệm cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

- Các cấp độ của cân bằng tự nhiên:

+ Trạng thái cân bằng của quần thể.

+ Khống chế sinh học trong quần xã.

+ Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái.

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV

Hoạt động của học sinh

- Giao nhiệm vụ: Dựa vào thông tin phần I - Khái niệm cân bằng tự nhiên và trả lời câu hỏi.

+ Cân bằng tự nhiên là gì ?

+ Cân bằng tự nhiên có các cấp độ nào ?

- Nhận nhiệm vụ.

- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:

+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, đọc thông tin, thảo luận và hoàn thành. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm

Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ

- Báo cáo kết quả:

+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả

+ Mời nhóm khác nhận xét

+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung

- Nhóm được chọn trình bày kết quả

- Nhóm khác nhận xét

- Tổng kết: Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận

- Khái niệm cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

- Các cấp độ của cân bằng tự nhiên:

+ Trạng thái cân bằng của quần thể.

+ Khống chế sinh học trong quần xã.

+ Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái.

- Kết luận về khái niệm:

- Ghi kết luận vào vở

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 46

Trên đây là Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bài 46 Cân bằng tự nhiên. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 92
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm