Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bài 38

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 bài 38 Kết nối tri thức

VnDoc gửi tới các bạn Giáo án KHTN 8 bài 38: Hệ nội tiết ở người sách Kết nối tri thức. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 8 KNTT. Bộ giáo án lớp 8 môn Khoa học tự nhiên được biên soạn chi tiết, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về tham khảo chi tiết.

BÀI 38: HỆ NỘI TIẾT Ở NGƯỜI

(Thời lượng: 02 tiết)

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về hệ nội tiết ở người thông qua sách giáo khoa và các kênh thông tin khác.

- Giao tiếp và hợp tác

Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận tìm hiểu về hệ nội tiết: vị trí, chức năng các tuyến nội tiết, một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo. Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Kể được tên và nêu được chức năng của các tuyến nội tiết; nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết (tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine…) và cách phòng chống các bệnh đó.

- Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương (tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine…).

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.

2. Về phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và khách quan trong học tập

- Tích cực tuyên truyền bảo vệ sức khỏe.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Tranh câm các tuyến nội tiết dành cho 2 đội chơi

- Các thẻ ghi tên các tuyến nội tiết (2 bộ)

- Các hình ảnh theo sách giáo khoa

- Phiếu học tập

Tuyến nội tiết

Chức năng

1. Tuyến yên

2. Tuyến giáp

3. Tuyến tụy

4. Tuyến trên thận

5. tuyến sinh dục

- Phiếu đánh giá đồng đẳng giữa các nhóm

2. Học sinh:

- Đọc trước bài

- Tìm hiểu các tuyến nội tiết theo nhóm chuyên gia (trước tiết 1)

+ Nhóm chuyên gia 1: tuyến yên và tuyến giáp

+ Nhóm chuyên gia 2: tuyến tụy và tuyến trên thận

+ Nhóm chuyên gia 3: tuyến sinh dục (nam và nữ).

- Tìm hiểu một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết (trước tiết 2)

+ Nhóm 1,2 : tìm hiểu bệnh đái tháo đường

+ Nhóm 3,4 : tìm hiểu bệnh bướu cổ do thiếu iodine

+ Theo các nội dung: nguyên nhân, biểu hiện , hậu quả và đề xuất biện pháp phòng chống

+ Hình thức trình bày: thể hiện sáng tạo trên powepoint hoặc giấy A0

III. PHƯƠNG PHÁP

- Dạy học theo nhóm.

- Dạy học trực quan

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK

- Dạy học dự án

- Dạy học thông qua trò chơi học tập

- Sử dụng kĩ thuật nhóm chuyên gia – mảnh ghép

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Mở đầu / xác định vấn đề học tập

a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề bài học.

b) Nội dung: GV tổ chức học sinh tham gia trò chơi: “LẬT MẢNH GHÉP” trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học trước đồng thời dẫn dắt học sinh vào bài học mới .

Câu 1

Cấu tạo hệ thần kinh gồm?

A.Bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên

B.Bộ phận trung ương và bộ phận cảm giác

C.Bó sợi vận động và bó sợi cảm giác

D.Bộ phận cảm giác và bộ phận ngoại biên

Câu 2

Các thành phần cấu tạo nên bộ phận trung ương thần kinh là?

A.Tủy sống và các dây thần kinh

B.Não bộ và các dây thần kinh

C.Não bộ, tủy sống và các dây thần kinh

D.Não bộ và tủy sống

Câu 3

Cầu mắt cấu tạo gồm mấy lớp màng?

A.5 lớp

B.4 lớp

C.2 lớp

D.3 lớp

Câu 4

Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị ?

1. Do cầu mắt quá dài

2. Do cầu mắt ngắn

3. Do thể thủy tinh bị lão hóa

4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần

A.1, 4

B.2, 4

C.1, 3

D.2, 3

Câu 5

Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là

A.màng cơ sở.

B.màng tiền đình.

C.màng nhĩ.

D.màng cửa bầu dục.

Câu 6

Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?

A.Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ đó giảm thiếu nguy cơ viêm tai giữa.

B.Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương màng nhĩ.

C.Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây tường cách âm…).

D.Tất cả các phương án trên.

c) Sản phẩm: đáp án bài tập trắc nghiệm và nội dung của bức tranh bí ẩn.

1. A; 2. D; 3. D; 4. A; 5. C; 6. D

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: thông báo luật chơi

Học sinh nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS lần lượt chọn các mảnh ghép

- Trả lời các câu hỏi liên quan đến các mảnh ghép.

- Trả lời đúng miếng ghép được lật mở.

- Nêu được nhân vật trong bức tranh bí ẩn là ai.

Nghe hướng dẫn

Báo cáo kết quả

GV theo dõi tiến trình chơi của học sinh

Học sinh tham gia trò chơi theo hướng dẫn

GV: Chốt lại đáp án, nêu nhân vật trong bức tranh đó là Kosen – người đàn ông cao nhất thế giới. Kết hợp với tình huống SGK giáo viên đặt vấn đề vào bài.

HS: Lắng nghe, xác định được vấn đề học tập trong tiết học.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 38

Trên đây là Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bài 38 Hệ nội tiết ở người. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm