Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bài 41
Giáo án Khoa học tự nhiên 8 bài 41 Kết nối tri thức
VnDoc gửi tới các bạn Giáo án KHTN 8 bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái sách Kết nối tri thức. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 8 KNTT. Bộ giáo án lớp 8 môn Khoa học tự nhiên được biên soạn chi tiết, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về tham khảo chi tiết.
CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
BÀI 41 MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật; phần biệt được bốn loại môi
trường sống chủ yếu và lấy được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái; phần biệt được nhân tố vô sinh và hữu sinh; lấy được ví dụ minh hoạ các nhân tố và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
- Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về giới hạn sinh thái
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong học tập khi tìm hiểu về môi trường sống của sinh vật.
+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi về môi trường sống của sinh vật, nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được của bài tế bào để giải quyết vấn đề liên quan trong học tập và trong cuộc sống.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên:
· Trình bày được khái niệm môi trường sống của sinh vật
· Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái
· Phân biệt được bốn loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật
· Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái; phần biệt được nhân tố vô sinh và hữu sinh; lấy được ví dụ minh hoạ các nhân tố và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
+ Năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên: Quan sát, phân biệt được nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng liên quan trong thực tiễn như: trong từng điều kiện khác nhau có biện pháp nuôi trồng các sinh vật cho phù hợp, gieo trồng đúng thời vụ, xác định đất đai, điều kiện khí hậu phù hợp.
3. Phẩm chất.
- Yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học.
- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.
- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh trong SGK hoặc các hình ảnh tương tự.
- Tìm hiểu một số loài sinh vật thường gặp sống trong các loại môi trường (đặc biệt là
môi trường trong đất) để lấy ví dụ hoặc nhận xét câu trả lời của HS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Những bài tay tài hoa”
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập và giúp HS chuẩn bị tâm thế cho việc học thông qua quan sát hình ảnh và dự đoán cầu trả lời của câu hỏi nghi vấn.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS lắp ráp các mảnh ghép lego đã được cho sẵn.
c. Sản phẩm: Một mô hình logo hoàn thiện.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của học sinh |
- Thông báo luật chơi: GV chiếu trên màn hình tranh những mảnh ghép lego và đặt câu hỏi nhận biết về sự vật | - Trả lời tên sự vật trên màn hình |
- Giao nhiệm vụ: + Mỗi nhóm có 3 phút để lắp ghép một mô hình lego tùy ý. + Nhóm nào có mô hình đẹp nhất sẽ được tính 1 điểm + | - Ghi nhớ luật chơi - Nhận nhiệm vụ |
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ + GV hỗ trợ các nhóm khi cần thiết | |
- Thu sản phẩm của các nhóm | - Nộp mô hình sản phẩm |
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: GV lưu ý HS các vẩn đề cần giải quyết trong bài học: Môi trường sống là gì? Nhũng yếu tố nào tạo nên môi trường sống? Có nhũng loại môi trường sống nào? Đó cũng chính là nội dung của bài học ngày hôm nay. | - Chuẩn bị sách vở học bài |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Khái quát chung về tế bào.
Tiết 1. Hoạt động 2: Môi trường sống
Mục tiêu: HS nhận ra khái niệm môi trường sống – các loại môi trường sống
Nội dung: HS quan sát H 41.1 và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: HS kết luận được thế nào là môi trường sống – các loại môi trường sống
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của học sinh |
- Giao nhiệm vụ: Quan sát H 41.1; 41.2 và trả lời câu hỏi: ? Cây xanh chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? ? Xác định các loại môi trường sống được thể hiện trong hình 41.2? | - Nhận nhiệm vụ |
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ + HS quan sát hình và trả lời câu hỏi | - Thực hiện nhiệm vụ cá nhân |
- Báo cáo kết quả + Mời một số HS trả lời câu hỏi + Mời HS khác nhận xét + GV nhận xét sau khi HS khác bổ sung | - HS được chọn trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét |
- Tổng kết: à Môi trường sống là nơi sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng. -Các loại môi trường sống chủ yếu bao gồm: môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật. - GV sử dụng thêm hình ảnh minh họa - GV giới thiệu thêm mặc dù trong không khí có sự tồn tại của sinh vật (chim, côn trùng, bào GV mở rộng cho HS làm việc cá nhân sắp xếp các sinh vật vào 4 loại môi trường. | - Ghi kết luận vào vở |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhân tố sinh thái
Mục tiêu:
- Biết được nhân tố sinh thái là gì.
- Phân biệt được nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh
- Nội dung: HS quan sát H 41.1 thảo luận nhóm
- Sản phẩm: HS nhận xét sự khác nhau giữa nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của học sinh |
- Giao nhiệm vụ: + Quan sát hình 41.1, hãy cho các nhân tố sinh thái không khí, ánh sáng, nhiệt độ, con người, kẻ thù,… được chia thành mấy nhóm? + Qua quan sát H 41.1 HS thảo luận nhóm (3p) | - Nhận nhiệm vụ |
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ + Hướng dẫn các nhóm quan sát và so sánh các nhóm nhân tố sinh thái | - HS nghiên cứu hình vẽ, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi |
- Báo cáo kết quả + Gv gọi đại diện của mỗi nhóm lên trình bày nội dung đã thảo luận + GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung + GV yêu cầu các nhóm nhận xét sự thay đổi của nhóm nhân tố sinh thái vô sinh. | - Các nhóm trình bày kết quả - HS khác nhận xét |
- Tổng kết: - Các nhân tố trong môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật được gọi là các nhân tố sinh thái. - Các nhân tố sinh thái được xếp vào hai nhóm: nhân tố sinh thái vô sinh – là các yếu tố không sống của môi trường và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh – là các yếu tố sống của môi trường (bao gồm con người và các sinh vật khác). - Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh vật: a) Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh và sinh vật: - Ánh sáng, nhiệt độ... là những nhân tố vô sinh có ảnh hưởng thường xuyên đến sinh vật. Thực vật thích nghi khác nhau trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, được chia thành hai nhóm chủ yếu là cây ưa sáng và cây ưa bóng. - Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật. b) Ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh: - Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới các sinh vật sống xung quanh. GV giảng kiến thức: Nhân tố sinh thái vô sinh là nhũng nhân tố vật lí, hoá học. | - Kết luận về các nhân tố sinh thái - Ghi kết luận vào vở |
Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 41
Trên đây là Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bài 41 Môi trường và các nhân tố sinh thái. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.