Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bài 45

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 bài 45 Kết nối tri thức

VnDoc gửi tới các bạn Giáo án KHTN 8 bài 45: Sinh quyển sách Kết nối tri thức. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 8 KNTT. Bộ giáo án lớp 8 môn Khoa học tự nhiên được biên soạn chi tiết, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về tham khảo chi tiết.

BÀI 45: SINH QUYỂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Về kiến thức.

- Nêu được khái niệm sinh quyển.

- Nhận biết được các khu sinh học trên trái đất.

2. Về năng lực.

a. Năng lực chung.

-Tự chủ và tự học: Chủ động nghiên cứu thông tin SGK.

-Giao tiếp và hợp tác : Tích cực tham gia trao đổi nhóm với các bạn

-Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm.

b. Năng lực khoa học tự nhiên.

- Nhận thức KHTN: Phát biểu được khái niệm sinh quyển và các thành phần cấu tạo chính của sinh quyển.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nhận biết được các khu sinh học trên Trái Đất.

- Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ về sinh vật ở các khu sinh học.

3. Về phẩm chất.

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và khách quan học tập.

- Yêu thiên nhiên, có ý thức hoàn thành các nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Tranh, vi deo, SGK, bảng phụ, phiếu học tập, bài dạy pp

- HS: SGK, vở ghi, vở bài tập, đọc trước nội dung bài.

Phiếu học tập số 1 :

Câu 1: Nêu khái niệm và các thành phần cấu tạo chính của Sinh quyển.

Câu 2: Lấy ví dụ về các sinh vật sống trong các lớp cấu tạo của Sinh quyển.

Phiếu học tập số 2 :

Câu hỏi 1. Quan sát Hình 45.2, cho biết việc hình thành các khu sinh học trên cạn khác nhau do những yếu tố nào quyết định?

Câu hỏi 2. So sánh đặc điểm khí hậu của các vùng nhiệt đới, vùng ôn đới, vùng cận cực và vùng cực ?

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC.

- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong sách KHTN.

- Sử dụng kỹ thuật công não.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

HOẠT ĐỘNG 1 : HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh.

- Nội dung: Học sinh quan sát hình ảnh về Trái Đất và trả lời câu hỏi.

- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

- Tổ chức thực hiện: GV chiếu hình ảnh về Trái Đất, yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Các loài sinh vật sinh sống ở đâu trên Trái Đất?

GV: Trái Đất là ngôi nhà chung của hàng triệu loài sinh vật. Cho đến nay, Trái Đất là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Các loài sinh vật có thể sinh sống ở lớp đất, lớp không khí, lớp nước đại dương. Tất cả tạo nên một Sinh quyển khổng lồ gọi là Sinh quyển. Vậy sinh quyển là gì?

HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM SINH QUYỂN

-Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm Sinh quyển.

-Nội dung: HS hoàn thành phiếu học tập 1

-Sản phẩm: Là câu trả lời của HS vào phiếu học tập 1

-Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trong vòng 1 phút

Học sinh nhận nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ:

GV chiếu hình 45.1 yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập 1

HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu trong 5 phút

Báo cáo kết quả

Đại diện nhóm trình bày kết quả

1. Nêu khái niệm và các thành phần cấu tạo chính của Sinh quyển.

2. Lấy ví dụ về các sinh vật sống trong các lớp cấu tạo của Sinh quyển.

GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung

- GV: Hãy lấy VD để chứng tỏ sinh vật và các nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau?

- GV khẳng định bản chất của sinh quyển “là một Sinh quyển khổng lồ” và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 phút nêu các Sinh quyển trong sinh quyển?

GV làm rõ các khái niệm khí quyển, thủy quyển, thạch quyển.

Đại diện nhóm lên trình bày lần lượt 2 câu hỏi phần thảo luận nhóm.

HS : 1. - Khái niệm: Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với các nhân tố vô sinh của môi trường. Các thành phần cấu tạo chính của sinh quyển bao gồm: lớp đất (thuộc thạch quyển), lớp không khí (thuộc khí quyển) và lớp nước đại dương (thuộc thủy quyển).

2. Lấy ví dụ:

- Lớp đất (thuộc thạch quyển): giun đất, dế mèn, rắn, chuột….

- Lớp không khí (thuộc khí quyển): con người, hổ, chó, mèo, lợn…

- Lớp nước đại dương (thuộc thủy quyển): cá thu, cá đuối, cá mập, cá voi….

Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

- HS nêu được như các loài động vật cần oxi của không khí, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm… để duy trì sự sống.

- HS thảo luận nêu được: Sinh quyển sa mạc, Sinh quyển nước ngọt, Sinh quyển rừng nhiệt đới, Sinh quyển thảo nguyên, Sinh quyển ven bờ biển….

Tổng kết:

I. Khái niệm sinh quyển

- Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với các nhân tố vô sinh của môi trường.

- Các thành phần cấu tạo chính của sinh quyển bao gồm: lớp đất (thuộc thạch quyển), lớp không khí (thuộc khí quyển) và lớp nước đại dương (thuộc thủy quyển).

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 45

Trên đây là Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bài 45 Sinh quyển. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm