Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bài 44

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 bài 44 Kết nối tri thức

VnDoc gửi tới các bạn Giáo án KHTN 8 bài 44: Hệ sinh thái sách Kết nối tri thức. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 8 KNTT. Bộ giáo án lớp 8 môn Khoa học tự nhiên được biên soạn chi tiết, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về tham khảo chi tiết.

BÀI 44: HỆ SINH THÁI

(Thời gian thực hiện 3 tiết)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái. Lấy được ví dụ về các kiểu hệ sinh thái.

- Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, tháp sinh thái. Lấy được ví dụ lưới, chuỗi thức ăn trong quần xã.

- Trình bày được khái quát quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.

- Nêu được tầm quan trọng của việc bảo vệ một số hệ sinh thái điển hình ở Việt Nam.

- Thực hành: Điều tra thành phần quần xã sinh vật trong một hệ sinh thái

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu khái niệm hệ sinh thái, xác định các thành phần của hệ sinh thái, khái niệm chuỗi, lưới thức ăn.

- Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Xác định nội dung hợp tác nhóm: Trình bày được khái quát quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái; Lấy được các ví dụ về các hệ sinh thái chủ yếu, ví dụ về lưới thức ăn và chuỗi thức ăn; Điều tra được thành phần quần xã sinh vật có trong một hệ sinh thái.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng trình bày được tầm quan trọng và biện pháp bảo vệ một số hệ sinh thái điển hình.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái, lưới thức ăn, chuỗi thức ăn. Phân biệt các hệ sinh thái chủ yếu. Nhận biết được các thành phần chính của hệ sinh thái. Trình bày được quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.

- Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ các hệ sinh thái, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, xác định được các thành phần chính trong chuỗi thức ăn.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được tầm quan trọng và biện pháp bảo vệ một số hệ sinh thái điển hình.

2. Phẩm chất:

- Có niềm tin yêu khoa học.

- Chăm chỉ, có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học.

- Luôn cố gắng vươn lên trong học tập.

II. Thiết bị học tập và học liệu:

- Máy tính, máy chiếu, video

- Hình ảnh: 44.1- 5 sgk

- Bộ tranh ảnh về các hệ sinh thái, thành phần các hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

- Bảng phụ

III. Tiến trình dạy học:

Tiết 1

A. Khởi động:

Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập

a. Mục tiêu: Tạo cho học sinh hứng thú để dẫn dắt vào nội dung của bài, HS xác định được nhiệm vụ của bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh một số hệ sinh thái gần gũi với HS, yêu cầu HS:

1. Xác định các loài SV có trong khu rừng nhiệt đới?

2. Giữa các SV trong khu rừng đó có mối quan hệ như thế nào với nhau để đảm bảo sự tồn tại?

c. Sản phẩm: HS nhận biết được các sinh vật trong hệ sinh thái có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh, trả lời các câu hỏi gợi ý, từ đó rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa các SV trong hệ sinh thái.

HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi, hỗ trợ khi cần thiết.

HS quan sát hình ảnh, trả lời các câu hỏi gợi ý của GV để rút ra nhận xét

Báo cáo kết quả: GV gọi HS bất kỳ trả lời, lớp lắng nghe nhận xét.

HS trình bày ý kiến, lớp lắng nghe nhận xét.

Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Giữa các loài SV trong hệ sinh thái luôn có sự tác động qua lại với nhau và với môi trường để đảm bảo sư tồn tại bền vững. Vậy thế nào là hệ sinh thái? Quá trình trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra như thế nào?

HS lắng nghe

B. Hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về hệ sinh thái

Hoạt động 1.1: Tìm hiểu khái niệm hệ sinh thái

Mục tiêu: HS nắm được khái niệm hệ sinh thái, lấy được ví dụ về các hệ sinh thái

Nội dung: GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình ảnh nêu khái niệm HST, lấy ví dụ về HST, phân tích mối tương tác giữa các SV trong quần xã cũng như mối tương tác giữa SV với MT.

Sản phẩm: HS trình bày được khái niệm HST, xác định được các hệ sinh thái trong tự nhiên, mối quan hệ giữa các SV với nhau và với MT.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi:

1. Một hệ sinh thái gồm những thành phần nào?

2. Các loài sinh vật trong quần xã có mối tương tác với nhau như thế nào?

2. Các sinh vật trong HST tác động qua lại với MT như thế nào?

3. Trình bày khái niệm hệ sinh thái? Cho ví dụ

HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ:

Cá nhân HS nghiên cứu thông tin sgk kết hợp với hình ảnh trên màn chiếu, thu thập thông tin trả lời các câu hỏi GV đưa ra, từ đó rút ra khái niệm HST

GV theo dõi, giúp đỡ HS khi cần thiết

HS chủ động tìm hiểu thông tin, trả lời câu hỏi:

1. Hệ sinh thái bao gồm quần xã SV và môi trường sống của chúng.

2. Các sinh vật trong quần xã luôn có sự tương tác lẫn nhau (chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng, ví dụ)

3. Các SV luôn có sự tương tác với MT để đảm bảo sự tồn tại (dựa vào sơ đồ trình bày ví dụ)

4. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng. Các loài sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động qua lại với môi trường tao nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Ví dụ: HST rừng nhiệt đới, HST sa mạc, HST nước mặn…

Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS bất kỳ trả lời, lớp lắng nghe nhận xét.

HS trả lời, nhận xét.

Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, phân tích mối quan hệ giữa các SV trong quần xã và với MT.

GV chốt kiến thức: Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng. Các loài sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động qua lại với môi trường tao nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Ví dụ: HST rừng nhiệt đới, HST sa mạc, HST nước mặn…

HS lắng nghe, ghi bài.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 43

Trên đây là Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức bài 44 Hệ sinh thái. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 201
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm