Giáo án Tập đọc lớp 3 bài 10: Cuộc họp của chữ viết
Giáo án Tập đọc lớp 3
Giáo án Tập đọc lớp 3 bài 10: Cuộc họp của chữ viết bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 3 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo án Tập đọc lớp 3 bài 8: Ông ngoại
Giáo án Tập đọc lớp 3 bài 9: Người lính dũng cảm
Giáo án Tập đọc lớp 3 bài 11: Bài tập làm văn
I. Mục tiêu.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và các câu nói chung. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh ảnh minh hòa SGK.
- Giấy khổ to và bút lông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Ổn định lớp: Hát vui. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 2 HS đọc bài: “Người lính dũng cảm” và TLCH về nội dung bài. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài:Nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học – ghi tên bài. b. Luyện dọc: - GV đọc mẫu toàn bài thể hiện được giọng đọc của các nhân vật. - Gọi HS đọc nối tiếp từng câu. - Chú ý sửa lổi phát âm cho HS. - Luyện đọc từ khó: dõng dạc, lắc đầu, đôi giày da,… - Yêu cầu HS chia đoạn. GV kết luận. - GV nhắc nhở HS đọc đúng các kiểu câu: Câu hỏi (Thế nghĩa là gì nhỉ?) và câu cảm: “Ẩu thế nhỉ!” - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - Luyện đọc câu dài câu khó: Đọc câu đặt sai dấu chấm của bạn Hoàng, đọc đúng cách ngắt câu của Hoàng. - GV nhận xét. - Đọc nối tiếp đoạn lần 2. Kết hợp giải nghĩa từ. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3. - Gọi 2 nhóm HS đọc. - Gọi HS đọc lại toàn bài. - GV theo dõi, nhận xét. - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. c. Tìm hiểu bài: - Lớp đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi: Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? - GV nhận xét. - HS đọc bài và trả lời: - Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng? - HS đọc câu hỏi 3 và trả lời: Tìm những câu trong bài văn thể hiện đúng diễn biến của cuộc họp? a) Diễn biến của cuộc họp? b) Nêu tình hình của lớp? c) nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó? d) Nêu cách giải quyết? e) Giao việc cho mọi người? - Dựa theo các câu hỏi yêu cầu HS rút ra nội dung bài. - GV nhận xét, kết luận: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và các câu nói chung. d. Luyện đọc lại : - Gọi mỗi nhóm 4 em thi đọc phân vai người dẫn chuyện, bác chữ A, đám đông, dấu Chấm đọc bài văn. - GV đọc mẫu theo hình thức phân vai. - Nhận xét đánh giá bình chọn nhóm đọc hay. 4. Củng cố - dặn dò: - Gọi 2 HS nêu nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. | - Hát tập thể - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét. - HS lắng nghe – nêu tên bài. - Lắng nghe đọc thầm theo. - HS đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật. - HS luyện đọc từ khó. - HS chia đoạn: 4 đoạn. - Lớp lắng nghe để đọc tốt hơn. - HS đọc nối tiếp 4 đoạn của truyện. - Luyện đọc câu khó. - Lớp nhận xét. - HS đọc đoạn lần 2 dựa vào chú giải SGK để giải nghĩa từ. - HS đọc từng đoạn trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc với nhau. - Lớp đọc thầm bài văn. - Lớp đọc đồng thanh. - HS đọc và trả lời: + Bàn cách giúp đỡ bạn Hoàng do bạn không biết dùng dấu câu nên câu văn rất kì quặc. - Một HS đọc các đoạn còn lại. + Giao cho anh dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu. - 1HS đọc câu hỏi 3 trong SGK. - Các nhóm đọc thầm và thảo luận rồi viết vào tờ giấy câu trả lời. + Tìm cách giúp đỡ Hoàng. + Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. + Không để ý tới dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chổ ấy. + Hoàng Phải đọc lại câu văn trước khi chấm câu. + Anh dấu chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn trước khi chấm câu. - HS rút ra nội dung bài. - Lớp đọc lại nội dung bài. - Lớp lắng nghe GV đọc mẫu bài một lần theo hình thức phân vai. - HS phân nhóm các nhóm chia ra từng vai thi đua đọc bài văn. - Lớp lắng nghe để bình chọn nhóm đọc hay nhất. - 2 HS nêu nội dung vừa học. - Về nhà học bài và xem trước bài mới. |