Giáo án Tập đọc lớp 3 bài 46: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
Giáo án Tập đọc lớp 3
Giáo án Tập đọc lớp 3 bài 46: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 3 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét độc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
2. Kĩ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
- Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - Nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Luyện đọc (8 phút). * Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới * Cách tiến hành: | - Hát đầu tiết. - 3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Nêu lại tên bài học. |
- GV đọc diễm cảm toàn bài. - GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK - Cho HS luyện đọc từng câu. - Cho HS chia đoạn (2 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) - Cho HS luyện đọc từng đoạn trước lớp. - Giúp HS giải nghĩa các từ ngữ trong SGK: trường đua, chiêng, man - gát, cổ vũ. - Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm đôi - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. KL: nhấn mạnh 1 số từ HS thường đọc sai b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài bài đọc. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và LCH: + Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua? - Gọi 1 HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi theo nhóm 4 TLCH: + Cuộc đua diễn ra như thế nào? + Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương? - Chốt lại các ý của HS - Đặt câu hỏi dẫn đến nội dung bài: Bài văn tả và kể lại điều gì? c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (7 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm theo cách thể hiện của bài đọc. * Cách tiến hành: - Treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc đoạn 2. - Đọc mẫu - Yêu cầu 4 HS thi đọc đoạn văn. - Yêu cầu 2 HS thi đọc cả bài. - Nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): - Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. | - Đọc thầm theo - HS quan sát tranh. - Đọc tiếp nối từng câu. - Chia đoạn - HS đọc từng đoạn trước lớp. - HS giải nghĩa từ. - Đọc nhóm đôi - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. - HS đọc thầm đoạn 1. - Học cá nhân - HS đọc thầm đoạn 2. HS trao đổi theo nhóm 4. - Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét. - Phát biểu - Lắng nghe - 4 HS thi đọc đoạn văn. - Hai HS thi đọc cả bài. - HS cả lớp nhận xét. |