Giáo án Tập đọc lớp 3 bài 27: Hũ bạc của người cha
Giáo án Tập đọc lớp 3
Giáo án Tập đọc lớp 3 bài 27: Hũ bạc của người cha bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 3 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải; trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3; 4 trong sách giáo khoa.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Sắp xếp lại các tranh (Sách giáo khoa) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Học sinh khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Tự nhận thức bản thân. Xác định giá trị. Lắng nghe tích cực.
- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Trình bày 1 phút. Đóng vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
- Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm - Giới thiệu bài: trực tiếp 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Luyện đọc (10 phút) * Mục tiêu: Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài. * Cách tiến hành: - Đọc mẫu bài văn. - Hướng dẫn HS đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Cho HS luyện đọc từng câu. - Cho HS chia đoạn và luyện đọc từng đoạn trước lớp (5 đoạn như trong SGK) - Cho HS giải thích từ mới: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm. - Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Cho năm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 5 đoạn. - Cho 1 HS đọc cả bài. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (15 phút). * Mục tiêu: Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài. * Cách tiến hành: + Ông lão người Chăm buồn về chuyện gì? + Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào? + Em hiểu thế nào là tự kiếm bát cơm? + Vì sao người con phản ứng như vậy? + Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy? + Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này? c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (10 phút) * Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật * Cách tiến hành: - Đọc diễn cảm đoạn 4, 5. - Cho HS thi đọc đoạn 4. - Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau thi đọc 5 đoạn của bài. - Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. d. Hoạt động 4: Kể chuyện (25 phút) * Mục tiêu: HS biết sắp xếp theo thứ tư các bức tranh minh họa của truyện. HS kể lại toàn bộ câu chuyện. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát lần lượt 5 bức tranh đã đánh số. Tự sắp xếp lại các tranh. - Chốt lại thứ tự các tranh là: 4 - 5 - 1 - 3 - 2 - Cho HS tập kể theo nhóm - Cho 5 HS thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện. - Gọi 2 HS kể lại toàn truyện. - Nhận xét, tuyên dương những HS kể hay. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhắc lại nội dung bài học. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. | - Lắng nghe. - Đọc tiếp nối từng câu. - Đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. - 2 HS giải thích các từ mới trong bài. - Đọc nhóm đôi. - 5 nhóm đọc ĐT 5 đoạn. - 1 HS đọc cả bài. - Đọc thầm và trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe - 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn 4. - 5 HS thi đọc 5 đoạn của bài. - Nhận xét. - Quan sát tranh và sắp xếp theo thứ tự. - Tập kể nhóm đôi - 5 HS thi kể. - 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện |