Giáo án Tập đọc lớp 3 bài 22: Cảnh đẹp non sông
Giáo án Tập đọc lớp 3
Giáo án Tập đọc lớp 3 bài 22: Cảnh đẹp non sông bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 3 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 2; 3 câu ca dao trong bài.
2. Kĩ năng: Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
- Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Gọi HS đọc bài: Nắng Phương Nam kết hợp trả lời câu hỏi nội dung bài. - Nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài : trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Luyện đọc (8 phút) * Mục tiêu: Giúp HS đọc trôi chảy toàn bài và nắm được nghĩa các từ mới * Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết thể hiện sự tự hào, ngưỡng mộ với mỗi cảnh đẹp của non sông. - Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ. - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu ca dao trong bài. - Chú ý theo dõi HS đọc bài để chỉnh lỗi phát âm. - Yêu cầu 1 HS đọc lại câu 1. Hướng dẫn HS ngắt giọng cho đúng nhịp thơ. - Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ trong câu ca dao. - Lần lượt hướng dẫn luyện đọc các câu tiếp theo tương tự với câu đầu. - Yêu cầu HS luyện đọc bài theo nhóm. - Tổ chức cho một số nhóm đọc bài trước lớp - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (15 phút) * Mục tiêu: giúp học sinh nắm nội dung bài tập đọc * Cách tiến hành: - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. + Mỗi câu ca dao nói đến cảnh đẹp một vùng. Đó là vùng nào? + Các câu ca dao trên đã cho chúng ta thấy được vẻ dẹp của ba miền Bắc – Trung – Nam trên đất nứơc ta. Mỗi vùng có cảnh gì đẹp? + Theo em, ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn? c. Hoạt động 3: học thuộc lòng (8 phút) * Mục tiêu: Giúp HS học thuộc bài thơ * Cách tiến hành: - GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu lại bài một lượt. Sau đó cho HS cả lớp đọc ĐT bài rồi yêu cầu HS tự học thuộc lòng. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. * Nhận xét, tuyên dương 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhận xét tiết học - Dặn HS thuộc lòng bài tập đọc, sưu tầm các câu ca dao nói về cảnh đẹp quê hương mình. - Bài sau: Người con của Tây Nguyên. | - 2 HS đọc. - Theo dõi GV đọc mẫu - 6 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi học sinh đọc 1 câu ca dao. - Những HS mắc lỗi luyện phát âm. - HS đọc: Đồng Đăng/ có phố Kì Lừa,/ Có nàng Tô Thị,/ có chùa TamThanh - Lần lượt từng HS đọc 1 câu ca dao trước lớp, chú ý ngắt giọng cho đúng: - 4 HS làm thành 1 nhóm, lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm các bạn cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa cách đọc cho nhau. - 2 đến 3 nhóm đọc bài theo hình thức tiếp nối. - Lớp đọc đồng thanh. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK. - Học sinh lần lượt trả lời, nhận xét, bổ sung. - Học sinh liên hệ bản thân cần phải làm gì để bảo vệ cảnh đẹp quê hương đát nước. - Tự học thuộc lòng - Mỗi HS chọn đọc thuộc lòng một câu ca dao em thích nhất trong bài. - Thi đọc thuộc |