Hướng dẫn dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 bộ Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 bộ Chân trời sáng tạo giúp cho các em học sinh lớp 2 tham khảo và có kế hoạch, phương pháp học tập hiệu quả, giúp thầy cô có kế hoạch giảng dạy cụ thể cho năm học mới.
Cấu trúc bài học của SGK Tự nhiên và Xã hội 2 được xây dựng theo định hướng mới: phát triển năng lực của người học, cụ thể ở năng lực giải quyết vấn đề và phát huy tính sáng tạo thông qua các tình huống, những câu chuyện nhẹ nhàng gắn với thực tiễn cuộc sống. Mỗi nội dung bài học phân loại thành hai dạng hoạt động: Hoạt động hình thành kiến thức và Hoạt động vận dụng kiến thức nhằm tạo thuận lợi cho GV khi thực hiện đánh giá năng lực học tập của HS.
Yêu cầu cần đạt môn Tự nhiên và xã hội 2 sách Chân trời sáng tạo
Tên chủ đề | Tên bài học | Số tiết | Yêu cầu cần đạt của Chương trình | Năng lực | |
Năng lực khoa học | Năng lực chung | ||||
GIA ĐÌNH | Các thế hệ trong gia đình | 2 | -Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ. -Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước. - Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình. - Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình. | - Nhận thức khoa học: Nêu và nhận biết ở mức độ cơ bản về mối quan hệ giũa các thế hệ trong một gia đình. - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Đặt được các câu hỏi đơn giàn về mối quan hệ giũa các thế hệ - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết quan tâm, chăm sóc, yêu thương bản thân và các thế hệ trong gia đình. | - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác |
Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình | 2 | - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội. -Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương. - Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này. | - Nhận thức khoa học: Kể tên và nêu được ý nghĩa của một số nghề của những người trong gia đình. - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nhận biết được đặc điểm của những nghề có thu nhập và những công việc tình nguyện. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết chia sẻ công việc với người thân và nghề nghiệp yêu thích trong tương lai. | - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác | |
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà | 2 | - Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc. -Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống. -Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc. - Đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc. | - Nhận thức khoa học: Kể tên và nêu được một số thức ăn có thể gây ngộ độc. - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Thu thập được những thông tin về lí do thường gặp gây nên ngộ độc trong ăn uống. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết đề xuất và đưa ra cách xử lí khi bản thân hoặc người thân bị ngộ độc. | ||
Giữ vệ sinh nhà ở | 2 | - Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh). - Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh). | - Nhận thức khoa học: Biết được vì sao phải giữ vệ sinh nhà ở. - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Hiểu được việc giữ sạch vệ sinh nhà ở có ích lợi như thế nào đối với sức khỏe bản thân và gia đình. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở. | - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác | |
Ôn tập chủ đề gia đình | 3 | ||||
TRƯỜNG HỌC | Một số sự kiện thường được tổ chức ở trường học | 4 | -Nêu được tên, một số hoạt động và ý nghĩa của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường (ví dụ: lễ khai giảng; văn nghệ đầu tuần; ngày kỉ niệm 20/11, 8/3; hội chợ xuân, hội chợ sách,...). - Nhận xét được về sự tham gia của học sinh trong những sự kiện đó và chia sẻ cảm nhận của bản thân. | - Nhận thức khoa học: Biết được tên và ý nghĩa những ngày lễ của trường. - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Hiểu được những việc cần làm trong các ngày lễ của trường. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Tham gia tích cực và nêu được cảm nhận của bản thân. | |
An toàn khi tham gia một số hoạt động ở trường và giữ vệ sinh trường học | 4 | - Xác định được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia những hoạt động ở trường và cách phòng tránh. - Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường. | - Nhận thức khoa học: Biết được một số tình huống nguy hiểm thường xảy ra khi ở trường và cách phòng chống. - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nhận biết được những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra và đưa ra cách phòng chống. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết làm được một số việc phù hợp để giữ an toàn và vệ sinh trường học. | - Năng lực giao tiếp và hợp tác | |
Ôn tập chủ đề trương học | 3 | ||||
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG | Hoạt động mua bán hàng hoá | 3 | - Kể được tên một số hàng hoá cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. - Nêu được cách mua, bán hàng hoá trong cửa hàng, chợ, siêu thị hoặc trung tâm thương mại. -Nêu được lí do vì sao phải lựa chọn hàng hoá trước khi mua. Thực hành (theo tình huống giả định) lựa chọn hàng hoá phù hợp về giá cả và chất lượng. | - Nhận thức khoa học: Kể được tên một số hàng hoá cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nêu được cách mua, bán hàng hoá trong cửa hàng, chợ, siêu thị hoặc trung tâm thương mại. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết lựa chọn hàng hoá phù hợp về giá cả và chất lượng. | - Năng lực giao tiếp và hợp tác |
Hoạt động giao thông | 4 | - Kể được tên các loại đường giao thông. -Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng. - Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn; biển báo cấm; biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh. - Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông. - Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (ví dụ: xe máy, xe buýt, đò, thuyền,...) và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. | - Nhận thức khoa học Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng. - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Phân biệt được một số loại biển báo giao thông và giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. | - Năng lực giao tiếp và hợp tác | |
Ôn tập chủ đề cộng đồng ,địa phương | 3 | ||||
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT | Môi trường sống của thực vật và động vật | 4 | - Đặt và trả lời được câu hỏi về nơi sống của thực vật và động vật thông qua quan sát thực tế, tranh ảnh và (hoặc) video. - Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật, động vật xung quanh. - Phân loại được thực vật, động vật theo môi trường sống. - Tìm hiểu, điều tra một số thực vật và động vật có ở xung quanh và mô tả được môi trường sống của chúng. | - Nhận thức khoa học: Đặt và trả lời được câu hỏi về nơi sống của thực vật và động vật thông qua quan sát. Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật, động vật xung quanh. - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Phân loại được thực vật, động vật theo môi trường sống.- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Mô tả được môi trường sống của một số thực vật và động vật có ở xung quanh. | - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo |
Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật | 3 | · Thu thập được thông tin về một số việc làm của con người có thể làm thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật. · · Giải thích được ở mức độ đơn giản sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. · - Nêu được những việc có thể làm để bảo vệ, hạn chế sự thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. | - Nhận thức khoa học: Thu thập được thông tin về một số việc làm của con người có thể làm thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật. - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Nêu được những việc có thể làm để bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. | - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo | |
Động vật, thực vât quanh em | 3 | -Tìm hiểu và điều tra được một số động vật, thực vật xung quanh. - Mô tả được một số động vật, thực vật xung quanh. - Tim hiểu những việc làm của người dân tác đông đến môi trường động vật, thực vật. - Yêu quý động vật, thực vật. | - Nhận thức khoa học: Tìm hiểu và mô tả được một số động vật, thực vật xung quanh. - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Tim hiểu những việc làm của người dân tác đông đến môi trường động vật, thực vật. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Yêu quý động vật, thực vật. | - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo | |
Ôn tập chủ đề động vật, thực vật | 3 | ||||
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ | Một số cơ quan bên trong cơ thể: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu | 6 | - Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu trên sơ đồ, tranh ảnh. - Nhận biết được chức năng của các cơ quan nêu trên ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân (ví dụ: nhận biết chức năng của xương và cơ qua hoạt động vận động; chức năng của cơ quan hô hấp qua hoạt động thở ra và hít vào; chức năng của cơ quan bài tiết qua việc thải ra nước tiểu). | -Nhận thức khoa học: Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu trên sơ đồ, tranh ảnh. - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nhận biết được chức năng của các cơ quan nêu trên thông qua hoạt động hằng ngày của bản thân - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết vận động hợp lí, tập hít thở và đi tiểu đúng lúc. | - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác |
Chăm sóc, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể | 6 | - Nhận biết và thực hiện được đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống. - Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp. - Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận. | - Nhận thức khoa học: Nhận biết và thực hiện được đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết được việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận. | - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác | |
Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe | 3 | ||||
TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI | Các mùa trong năm | 2 | - Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm (ví dụ: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông; mùa mưa và mùa khô). - Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khoẻ mạnh. | - Nhận thức khoa học: Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khoẻ mạnh - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết cách bảo vệ súc khỏe theo từng muà. | - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác |
Một số thiên tai thường gặp | 5 | - Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai (ví dụ: bão, lũ, lụt, giông sét, hạn hán,...) ở mức độ đơn giản. - Nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra. - Đưa ra được một số ví dụ về thiệt hại tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra. - Nêu và luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương. - Chia sẻ với những người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai. | - Nhận thức khoa học: Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai, rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra. - Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Đưa ra được một số ví dụ về thiệt hại tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Luyện tập và chia sẻ cùng thực hiện với những người xung quanh một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương. | - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo | |
Ôn tập chủ đề trái đất và bầu trời | 3 |
Hướng dẫn dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 bộ Chân trời sáng tạo với các bài học trong sách mang tính mở. Với các bài thời lượng 1, 2 hoặc 3 tiết, GV sẽ linh hoạt trong việc tổ chức dạy học, phát huy khả năng sáng tạo trong thiết kế bài giảng.
Ngoài Hướng dẫn dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 bộ Chân trời sáng tạo trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất, vừa đào sâu các dạng toán lại giúp các bé tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng như là thi hết học kỳ 2 lớp 2 môn Toán, thi khảo sát chất lượng học kỳ 2 môn Toán lớp 2,.... cũng như học đồng đều các môn Tiếng Việt lớp 2, môn tự nhiên xã hội, đạo đức,...
Giáo án lớp 2 sách Chân trời sáng tạo các môn
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
- Giáo án Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
- Giáo án tiếng Anh lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 sách Chân trời sáng tạo
- Giáo án đạo đức lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 sách Chân trời sáng tạo
- Giáo án Âm nhạc lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
- Giáo án Giáo dục thể chất 2 sách Chân trời sáng tạo
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, cùng các tài liệu học tập hay lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 2:
Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.