Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nguyên tố nhóm kiềm thổ gồm. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết liên quan. Mời các bạn tham khảo.

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ

A. Fe.

B. Mg.

C. Al

D. K

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba.

Đáp án B

Kim loại kiềm thổ là gì? 

Kim loại kiềm thổ là một dãy các nguyên tố trong nhóm nguyên tố 2 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Điển hình như canxi, magiê, stronti, radi, berili hay bari.

Vị trí, Cấu hình electron nguyên tử

Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA gồm Be, Mg, Ca, Sr, Ba

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của KLKT: ns2 (n là số thứ tự của lớp).

Cấu tạo mạng tinh thể: Be, Mg: lục phương

Ca, Sr : lập phương tâm diện

Ba : lập phương tâm khối.

Tính chất vật lý của kim loại kiềm thổ

Màu sắc: Kim loại kiềm thổ có màu trắng bạc hoặc xám nhạt.

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp.

Độ cứng có cao hơn kim loại kiềm nhưng vẫn thấp.

Khối lượng riêng tương đối nhỏ, là những kim loại nhẹ hơn nhôm (trừ Ba)

Tính chất hóa học

Do cấu hình electron của lớp vỏ nguyên tử ngoài cùng của các kim loại trong phân nhóm IIA đều có dạng là ns2, bán kính nguyên tử tương đối lớn, năng lượng ion hóanhỏ nên kim loại phân nhóm IIA đều dễ nhường 2 electron để trở thành cation M2+:

M - 2e → M2+

Vậy kim loại phân nhóm IIA có tính khử rất mạnh (chỉ thua kim loại kiềm) tức là rất dễ bị oxi hóa.

Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh, yếu hơn so với kim loại kiềm. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng từ Be → Ba

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Cho dãy các kim loại sau, dãy được sắp xếp theo chiều tăng tính khử của kim loại là:

A. Al, Fe, Zn, Mg

B. Ag, Cu, Mg, Al

C. Na, Mg, Al, Fe

D. Ag, Cu, Al, Mg

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 2. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là (n là lớp electron ngoài cùng)

A. ns2np1.

B. ns1.

C. ns2np2.

D. ns2.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 3. Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2

A. nhiệt phân CaCl2.

B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.

C. điện phân CaCl2 nóng chảy.

D. điện phân dung dịch CaCl2

Xem đáp án
Đáp án C

Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là điện phân CaCl2 nóng chảy.

Nguyên tắc của phương pháp điện phân nóng chảy: là sử dụng dòng điện một chiều để khử các ion kim loại trong chất điện li nóng chảy.

Đối tượng áp dụng: Phương pháp này áp dụng được cho tất cả các kim loại, nhưng thường dùng nhất là các kim loại mạnh như: Li, K, Na, Ca, Ba, Mg, Al

Câu 4. Ở nhiệt độ thường kim loại nào dưới đây không phản ứng được với nước

A. Mg

B. Ca

C. Na

D. K

Xem đáp án
Đáp án A

Các kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ Be và Mg) mới có phản ứng với nước ở điều kiện thường. Còn các kim loại khác đều không có phản ứng.

A. Mg không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

B. Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2

C. Na + H2O → NaOH + H2

D. K + H2O → KOH + H2

Câu 5. A là kim loại trong số các kim loại sau: Cu Ba, Zn, Mg. Dung dịch muối ACl2 phản ứng với dung dịch K2CO3 hoặc K2SO4 tạo kết tủa, nhưng không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch KOH. Kim loại A là

A. Mg.

B. Cu.

C. Ba.

D. Zn.

Xem đáp án
Đáp án C

Dung dịch muối ACl2 phản ứng với dung dịch K2CO3 hoặc K2SO4 tạo kết tủa, nhưng không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch KOH

BaCl2 + K2CO3 → BaCO3 ↓ + 2KCl

BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl

BaCl2 + KOH phản ứng không xảy ra

Vậy kim loại cần tìm đó là

Câu 6. Cho các kim loại sau: Mg, Al, Zn, Cu, Fe, Ag. Số kim loại đều tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội là

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Xem đáp án
Đáp án C

Cu, Ag không tan trong dung dịch HCl

Al, Fe bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội

=> Số kim loại đều tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội là: Mg, Zn

Phương trình phản ứng:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2+ 2H2O

Zn+ 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2+ 2H2O

Câu 7. Sử dụng hóa chất nào sau để để nhận biết các chất sau: Ca, Na, Fe, Al

A. Nước

B. dung dịch NaOH

C. muối Cu(NO3)2

D. dung dịch HCl

Xem đáp án
Đáp án A

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Cho H2O vào lần lượt các mẫu thử đã đánh số thứ tự ở trên

Kim loại nào trong ống nghiệm tan, xuất hiện hiện tượng chạy thành giọt tròn trên mặt nước và có khí không màu thoát ra là Na.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Kim loại nào trong ống nghiệm tan và có khí không màu thoát ra và có tỏa nhiệt là Ca.

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Sử dụng dung dịch kiềm NaOH đã nhận biết được ở trên cho vào 2 ống nghiệm còn lại chứa Ag và Fe

Kim loại nào tan có khí không màu thoát ra là Al

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

không có hiện tượng gì là Fe

Câu 8. Nhận định đúng khi nói về nhóm kim loại kiềm thổ là

A. Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh chỉ yếu hơn kim loại kiềm.

B. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm.

C. Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng.

D. Các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước.

Xem đáp án
Đáp án A

--------------------------------

VnDoc đã gửi tới nội dung tài liệu Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ, nội dung tài liệu đưa ra nguyên tắc điều chế kim loại cũng như các phương pháp để giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức trọng tâm. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Hóa lớp 12.

Đánh giá bài viết
9 67.176
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm