Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 12 Cánh diều bài 20

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa 12 bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 12.

Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

I. Khái quát

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Vị trí địa lí: nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; vịnh Bắc Bộ và Trung Quốc. Vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại.

- Phạm vi lãnh thổ: diện tích tự nhiên khoảng 21,3 nghìn km2 (chiếm 6,4% diện tích cả nước), vùng biển rộng có nhiều đảo và quần đảo. Có 4 huyện đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn.

2. Dân số

- Dân số đông và tăng liên tục qua các năm, năm 2021 dân số khoảng 23,2 triệu người (chiếm 23,6% dân số cả nước); tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,07%; dân số nhóm 0-14 tuổi chiếm 24,8%, nhóm từ 15 – 64 tuổi chiếm 65,1%.

- Có mật độ dân số cao nhất cả nước, năm 2021 là 1091 người/km2, tỉ lệ dân thành thị chiếm 37,6% dân số vùng.

- Có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Mường, Sán Chay, Sán Dìu, Tày. Vùng có lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ từ lâu đời.

II. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế - xã hội

1. Các thế mạnh chủ yếu

a) Thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Địa hình: đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ; địa hình đồi núi với đất fe-ra-lit; địa hình ven biển đa dạng có nhiều vũng vịnh; có nhiều đảo và quần đảo => thuận lợi phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm; trồng cây ăn quả; lâm nghiệp và kinh tế biển.

- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh => phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng sản phẩm nông nghiệp, phát triển du lịch và các ngành kinh tế khác.

- Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc, hạ lưu các hệ thống sông có giá trị giao thông vận tải, thủy lợi, cung cấp phù sa và tưới tiêu. Có nguồn nước khoáng và nước nóng => phát triển du lịch và ngành công nghiệp sản xuất đồ uống.

- Khoáng sản: than là khoáng sản giá trị nhất, ngoài ra còn có: đá vôi, sét, cao lanh => phát triển công nghiệp khai thác, sản xuất điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

- Sinh vật: hệ sinh thái rừng nhiệt đới đặc trưng tại các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển => giá trị cao trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch.

b) Thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân số đông là thị trường tiêu thụ rộng lớn; nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động cao, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất => phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế và thu hút đầu tư.

- Cơ sở hạ tầng tốt vào loại bậc nhất cả nước, có đầy đủ các loại hình giao thông. Hà Nội là đầu mối giao thông lớn của cả nước. Khả năng cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc cho sản xuất và đời sống tốt.

- Môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Năng lực khoa học – công nghệ tốt, nhiều ứng dụng đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh; mô hình kinh tế số, xã hội được triển khai rộng rãi. Có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết và phát triển thiết thực, hiệu quả.

- Có Thủ đô Hà Nội là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước; tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, các di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống, các di sản thế giới => tiền đề quan trọng cho việc phát triển các ngành dịch vụ của vùng.

c) Các hạn chế chủ yếu:

- Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, úng ngập và nắng nóng kéo dài. Sự biến đổi thất thường của thời tiết và chịu tác động của biến đổi khí hậu.

- Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép đến các vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường.

III. Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội

Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

1. Công nghiệp

- Là ngành kinh tế quan trọng, giá trị sản xuất liên tục tăng, đóng góp ngày càng lớn vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

- Cơ cấu ngành đa dạng: các ngành công nghiệp truyền thống dựa trên lợi thế tài nguyên và lao động (khai thác than, sản xuất xi măng, đóng tàu, dệt may và giày dép), các ngành công nghiệp mới có hàm lượng khoa học – công nghệ và hiệu quả kinh tế cao (sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, cơ khí chế tạo) ngày càng chiếm tỉ trọng cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GRDP của vùng.

- Tính đến 2021 vùng có 72 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (chiếm 24,7% các khu công nghiệp đang hoạt động cả nước). Các trung tâm công nghiệp với quy mô khác nhau: Hà Nội, Hải Phòng, Từ Sơn, Phúc Yên,…

- Định hướng phát triển: tiếp tục chú trọng hiện đại hóa, đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, cạnh tranh, tham gia sâu, toàn diện vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng trong phát triển công nghiệp.

2. Dịch vụ

Dịch vụ là ngành kinh tế chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GRDP, năm 2021 giá trị sản xuất chiếm 42,1% cơ cấu GRDP. Cơ cấu ngành đa dạng:

a) Giao thông vận tải:

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển đứng đầu cả nước, năm khối lượng hàng hóa vận chuyển chiếm 36,4% , khối lượng hàng hóa luân chuyển chiếm 34,9% so với cả nước.

- Có mạng lưới giao thông phát triển khá toàn diện, nhiều loại hình vận tải khác nhau: đường bộ với nhiều tuyến quốc lộ và tuyến cao tốc quan trọng; là đầu mối đường sắt quan trọng nhất; đường sông phát triển bậc nhất cả nước; đường biển có các cảng biển thuộc nhóm cảng phía Bắc, cảng cửa ngõ Hải Phòng và nhiều cảng quan trọng; đường hàng không có cảng quốc tế Nội Bài là đầu mối các đường bay trong nước và quốc tế lớn nhất.

b) Thương mại:

- Nội thương phát triển đa dạng và phong phú. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại của vùng tăng nhanh cả về số lượng và quy mô. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng không ngừng tăng lên chiếm 24,6% cả nước.

- Ngoại thương: năm 2021 trị giá xuất – nhập khẩu chiếm 37,3% cả nước. Hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh chiếm 34,9% cả nước (2021). Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu khá đa dạng, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Trị giá nhập khẩu chiếm 39,7% cả nước (2021), nhập chủ yếu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng sản xuất, nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

c) Du lịch:

- Là ngành kinh tế thế mạnh của vùng, năm 2021 đón khoảng 18,3 triệu lượt khách; doanh thu du lịch lữ hành chiếm hơn 40% cả nước.

- Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hóa, du lịch lễ hội, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch biển, đảo.

- Địa bàn du lịch quan trọng: Hà Nội, Quảng Ninh – Hải Phòng, Ninh Bình.

d) Tài chính ngân hàng và logistics:

- Có dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế. Hoạt động tài chính ngân hàng phát triển rộng khắp, Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh là những trung tâm tài chính lớn của vùng.

- Hoạt động logistic phát triển, đã hình thành các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại, thông minh, bền vững theo chuẩn quốc tế gắn với các tuyến giao thông. Phần lớn doanh nghiệp logistics tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 12 Cánh diều bài 21

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đen2017
    Đen2017

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 2 ngày trước
    • Nguyễn Sumi
      Nguyễn Sumi

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 2 ngày trước
      • Biết Tuốt
        Biết Tuốt

        👍👍👍👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 2 ngày trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lí 12 Cánh diều

        Xem thêm