Địa lý 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Lý thuyết Địa lý 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta trình bày kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Địa lý 12 theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng tôi hi vọng, thông qua tài liệu này các em học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Chúc các em học tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 21

1. Nền nông nghiệp nhiệt đới

a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới

  • Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt, cho phép:
    • Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp
    • Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.
    • Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
  • Khó khăn:

b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới.

  • Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái
  • Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi.
  • Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
  • Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới: Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh... Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới
  • Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.
  • Đặc điểm chính của nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.

2. Nền kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét

a. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn

  • Kinh tế nông thôn chủ yếu dựa vào nông lâm ngư nghiệp.
  • Xu hướng chung:
    • Hoạt động nông nghiệp ngày càng giảm.
    • Hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng.

b. Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế:

  • Các doanh nghiệp nông lâm nghiệp thủy sản.
  • Các hợp tác xã nông lâm nghiệp thủy sản.
  • Kinh tế hộ gia đình.
  • Kinh tế trang trại.

c. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa:

  • Hướng sản xuất hàng hóa:
    • Đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa.
    • Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu.
  • Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn:
    • Tỉ trọng các thành phần kinh tế nông thôn được thay đổi.
    • Các sản phẩm chính trong nông lâm thủy sản và các sản phẩm phi nông nghiệp khác được xác định ngày càng rõ nét.

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 21

Câu 1. Nền nông nghiệp hàng hoá là nền nông nghiệp

  1. Giữ được những đặc điểm của nền nông nghiệp truyền thống.
  2. Gắn với các thành phố, trung tâm kinh tế lớn của nước ta.
  3. Đẩy mạnh sử dụng máy móc hiện đại vào sản xuất.
  4. Chú ý đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Câu 2. Yếu tố quan trọng nhất quyết định sự hình thành đặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là

  1. Đất đai.
  2. Khí hậu.
  3. Vị trí địa lí.
  4. Kinh nghiệm người dân.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nền nông nghiệp hiện đại nước ta?

  1. Quy mô sản xuất lớn.
  2. Năng suất lao động cao.
  3. Quan tâm tới sản lượng.
  4. Sản xuất chuyên môn hóa.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta?

  1. Đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất.
  2. Gắn liền với công nghiệp chế biến.
  3. Sử dụng ngày càng nhiều máy móc.
  4. Phần lớn sản phẩm tiêu dùng tại chỗ.

Câu 5. Nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta có đặc trưng nào sau đây?

  1. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.
  2. Sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp.
  3. Phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.
  4. Thị trường lợi nhuận được quan tâm nhiều.

Câu 6. Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện

  1. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
  2. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
  3. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
  4. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

Câu 7. Sự phân hóa của khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp của nước ta. Điều đó được thể hiện ở

  1. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
  2. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khác nhau giữa các vùng.
  3. Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
  4. Sự đa dạng của sản phẩm nông nghiệp nước ta.

Câu 8. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới nước ta chủ yếu do sự phân hóa về

  1. Thổ nhưỡng.
  2. Địa hình.
  3. Khí hậu.
  4. Sinh vật.

Câu 9. Các vùng nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới?

  1. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  2. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  3. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  4. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

Câu 10. Đâu không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta?

  1. Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.
  2. Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp.
  3. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
  4. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.

Câu 11. Đâu không phải đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp hiện đại đang phát triển ở nước ta hiện nay?

  1. Đang xoá dần kiểu sản xuất nhỏ manh mún.
  2. Ngày càng sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.
  3. Người nông dân ngày càng quan tâm đến yếu tố thị trường.
  4. Dựa hoàn toàn vào máy móc, thiết bị hiện đại.

Câu 12. Vùng nào sau đây không có tiềm năng để sản xuất nông nghiệp hàng hóa so với các vùng còn lại?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Đồng bằng sông Cửu Long.
  3. Tây Nguyên.
  4. Đông Nam Bộ.

Câu 13. Điều kiện tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến cơ cấu mùa vụ nông nghiệp ở nước ta?

  1. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  2. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
  3. Khí hậu phân hoá đa dạng.
  4. Tài nguyên đất đai đa dạng.

Câu 14. Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là

  1. Tạo thêm nhiều việc làm cho số lượng lớn người lao động.
  2. Đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành và lãnh thổ.
  3. Khai thác có hiệu quả sự đa dạng, phong phú của tự nhiên.
  4. Tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng.

Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng thêm tính bấp bênh của nông nghiệp nước ta là

  1. Khí hậu phân hóa theo Bắc - Nam và theo độ cao.
  2. Địa hình, đất trồng, sông ngòi có sự phân hóa rõ.
  3. Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
  4. Đất trồng có nhiều loại và sinh vật rất phong phú.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta?

  1. Sử dụng ngày càng nhiều máy móc.
  2. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
  3. Sử dụng sức người là chính.
  4. Năng suất lao động thấp.

Câu 17. Đặc điểm không phải của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là

  1. Mỗi địa phương sản xuất nhiều loại sản phẩm, phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.
  2. Sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp và công nghệ mới.
  3. Mục đích sản xuất không chỉ tạo ra nhiều nông sản mà quan trọng hơn là tạo ra được nhiều lợi nhuận.
  4. Gắn bó chặt chẽ với công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp.

Câu 18. Giải pháp chủ yếu để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là

  1. Phân bố cây, con phù hợp; phát triển nông sản xuất khẩu.
  2. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác, phòng chống thiên tai.
  3. Tăng cường thâm canh, áp dụng rộng rãi tiến bộ kĩ thuật.
  4. Mở rộng trao đổi sản phẩm, chú trọng công tác bảo quản.

Câu 19. Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp nước ta là

  1. Sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp.
  2. Nền nông nghiệp nhiệt đới.
  3. Nền nông nghiệp thâm canh với trình độ cao.
  4. Các khâu trong sản xuất đang được hiện đại hóa.

Câu 20. Giải pháp chủ yếu để khắc phục tính mùa vụ trong nông nghiệp nước ta là

  1. Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, phát triển các ngành dịch vụ.
  2. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
  3. Tăng cường công tác chế biến, đẩy mạnh trao đổi nông sản.
  4. Chú trọng thâm canh, tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.

Câu 21. Nhân tố nào có tính quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta?

  1. Địa hình đa dạng.
  2. Đất feralit.
  3. Khí hậu nhiệt đới ẩm.
  4. Nguồn nước phong phú.

Câu 22. Cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp ở nước ta là gì?

  1. Đảm bảo an ninh lương thực.
  2. Phát triển công nghiệp chế biến.
  3. Phát triển ngành chăn nuôi.
  4. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp.

Câu 23. Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là :

  1. Tăng số lượng lao động hoạt động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp
  2. Tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cáu GDP
  3. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đáp ứng cho nhu càu tiêu dùng tại chỗ của người dân
  4. Đẩy mạng sản xuất nông nghiệp xuất khảu ( gạo, cà phê, cao sư, hoa quả, …)

----------------------------------------

Với nội dung bài Địa lý 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của nền nông nghiệp nước ta, những thuật lợi và khó khăn của việc phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

C. Đề thi THPT Quốc Gia được tải nhiều

  1. Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2024 môn Văn
  3. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2024 môn Anh
  4. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2024 môn Lý
  5. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2024 môn Hóa
  6. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2024 môn Sinh
  7. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2024 môn Sử
  8. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2024 môn Địa
  9. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2024 môn GDCD
Đánh giá bài viết
1 13.576
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí 12

    Xem thêm