Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lý 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp để bạn đọc cùng tham khảo. Bài biết gồm các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Địa lý 12. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 28

I. Khái niệm

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.

II. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Các nhân tố bên trong

a. Vị trí địa lý

b. Tài nguyên thiên nhiên:

  • Khoáng sản
  • Nguồn nước
  • Tài nguyên khác

c. Điều kiện kinh tế - xã hội:

  • Dân cư và lao động
  • Trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị
  • Điều kiện khác như vốn, nguyên liệu...

2. Nhân tố bên ngoài

a. Thị trường

b. Hợp tác quốc tế:

  • Vốn
  • Công nghệ
  • Tổ chức quản lý

III. Các hình thức chủ yêu tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Điểm công nghiệp

a. Khái niệm: Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trên đó gồm 1, 2, 3 xí nghiệp được phân bố ở nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu.

b. Đặc điểm:

  • Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán.
  • Nằm cùng với một điểm dân cư.
  • Phân công lao động về mặt địa lý, các xí nghiệp độc lập về kinh tế có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh.

2. Khu công nghiệp

a. Khái niệm: Là khu vực có ranh giới nhất định, có kết cấu hạn tầng tương đối tốt và sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

b. Đặc điểm:

  • Có ranh giới rõ ràng.
  • Vị trí địa lý thuận lợi, không có dân sinh sống.
  • Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp, hợp tác sản xuất cao.
  • Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.
  • Được hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước.

c. Qui mô:

  • Diện tích 50ha trở lên đến vài trăm ha.
  • Gồm nhiều xí nghiệp liên kết với nhau nên có số lượng công nhân nhiều và có tay nghề.

3. Trung tâm công nghiệp

a. Khái niệm: Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn.

b. Đặc điểm:

  • Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về qui trình, công nghệ.
  • Có các xí nghiệp nòng cốt (hạt nhân), các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ.
  • Là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.
  • Nơi có cư dân sinh sống, cơ sở hạn tầng vật chất tương đối đồng bộ.

c. Qui mô:

  • Qui mô lớn.
  • Có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với nền kinh tế của quốc gia đó.
  • Ví dụ: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...

4. Vùng công nghiệp

a. Khái niệm: Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Có hai loại:

  • Vùng ngành: là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại => Đơn ngành.
  • Vùng tổng hợp: gồm các xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau => Đa ngành.

b. Đặc điểm:

  • Bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau.
  • Có ngành công nghiệp chủ chốt, chuyên môn hóa cao.
  • Các ngành phục vụ bổ trợ.

c. Qui mô:

  • Vùng công nghiệp phân bố trên một qui mô lãnh thổ rộng lớn.
  • Có tầm ảnh hưởng lớn nền kinh tế trong nước và sức hút với khu vực và thế giới.

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 28

Câu 1. Ở nước ta, vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất là

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Duyên hải miền Trung.
  3. Đông Nam Bộ.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Tỉnh Lâm Đồng nằm trong vùng công nghiệp số

  1. 3.
  2. 4.
  3. 5.
  4. 6

Câu 3. Việt Trì là một trung tâm công nghiệp có quy mô

  1. Lớn, có ý nghĩa quốc gia.
  2. Rất nhỏ, chỉ có ý nghĩa địa phương.
  3. Trung bình, có ý nghĩa địa phương.
  4. Trung bình, có ý nghĩa quốc gia.

Câu 4. Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào

  1. Quy mô và chức năng của các trung tâm.
  2. Sự phân bố các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ.
  3. Vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ.
  4. Hướng chuyên môn hóa và quy mô của các trung tâm.

Câu 5. Đâu là tỉnh không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp?

  1. Hà Tĩnh.
  2. Thừa Thiên - Huế.
  3. Đà Nẵng.
  4. Ninh Thuận.

Câu 6. Không được xem tương đương với một khu công nghiệp là khu

  1. Chế xuất
  2. Công nghệ cao.
  3. Công nghiệp tập trung.
  4. Kinh tế mở.

Câu 7. Trong các nhóm nhân tố sau, nhóm nhân tố nào quyết định đến việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

  1. Vị trí địa lí.
  2. Tài nguyên thiên nhiên.
  3. Kinh tế - xã hội.
  4. Khí hậu.

Câu 8. Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta hiện nay là

  1. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
  3. Hà Nội, Cần Thơ.
  4. Hà Nội, Hải Phòng.

Câu 9. Nhân tố có vai trò quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự phân bố các khu công nghiệp và khu chế xuất là

  1. Vị trí địa lí.
  2. Tài nguyên khoáng sản.
  3. Tài nguyên đất, nước, khí hậu.
  4. Dân cư và nguồn lao động.

Câu 10. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào trẻ tuổi nhất ở nước ta?

  1. Điểm công nghiệp.
  2. Khu công nghiệp.
  3. Trung tâm công nghiệp.
  4. Vùng công nghiệp.

Câu 11. Khu chế xuất là một dạng đặc biệt của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào?

  1. Khu công nghệ cao.
  2. Trung tâm công nghiệp.
  3. Cụm công nghiệp.
  4. Khu công nghiệp tập trung.

Câu 12. Nếu xét về vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ thì TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội được xếp vào nhóm các trung tâm công nghiệp có

  1. Quy mô rất lớn.
  2. Quy mô lớn.
  3. Ý nghĩa quốc gia.
  4. Quy mô trung bình.

Câu 13. Ở nước ta các điểm công nghiệp đơn lẻ thường tập trung ở

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Bắc Trung Bộ.
  3. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
  4. Tây Bắc và Tây Nguyên.

Câu 14. Việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào các yếu tố về

  1. Tài nguyên thiên nhiên.
  2. Dân cư nguồn lao động.
  3. Hạ tầng, kỹ thuật.
  4. Thị trường.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với trung tâm công nghiệp ở nước ta hiện nay?

  1. Hầu hết các trung tâm đều có nhiều ngành công nghiệp.
  2. Trung tâm TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội có ý nghĩa quốc gia.
  3. Nhiều trung tâm ra đời trong quá trình công nghiệp hoá.
  4. Hải Phòng, Vũng Tàu, Cần Thơ là các trung tâm rất lớn.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp của nước ta?

  1. Chuyên sản xuất công nghiệp.
  2. Chính phủ quyết định thành lập.
  3. Có nhiều điểm dân cư sinh sống.
  4. Có ranh giới địa lí xác định.

Câu 17. Nhân tố nào sau đây không tác động đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?

  1. Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên.
  2. Đặc điểm địa hình và khí hậu.
  3. Thị trường và kết cấu hạ tầng.
  4. Nguồn lao động có tay nghề.

Câu 18. Việc phân chia các trung tâm công nghiệp nước ta thành trung tâm có ý nghĩa quốc gia, vùng, địa phương là dựa vào

  1. Vị trí địa lí của trung tâm công nghiệp.
  2. Diện tích của trung tâm công nghiệp.
  3. Giá trị sản xuất của trung tâm công nghiệp.
  4. Vai trò của trung tâm công nghiệp.

Câu 19. Trung tâm nào dưới đây không phải là trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta?

  1. Huế.
  2. Thủ Dầu Một.
  3. Hải Phòng.
  4. Vũng Tàu.

Câu 20. Căn cứ vào giá trị sản xuất, Hà Nội được xếp là trung tâm công nghiệp

  1. Rất lớn.
  2. Lớn.
  3. Trung bình.
  4. Nhỏ.

Câu 21. Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp vì

  1. Chi phối việc chọn lựa kĩ thuật và công nghệ.
  2. Ảnh hưởng đến các nguồn nguyên liệu.
  3. Thiên tai thường gây tổn thất cho sản xuất công nghiệp.
  4. Chi phối quy mô và cơ cấu của các xí nghiệp công nghiệp.

Câu 22. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam vì

  1. Xây dựng ban đầu đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
  2. Gây ô nhiễm môi trường.
  3. Xa các nguồn nhiên liệu than.
  4. Nhu cầu về điện không cao như miền Bắc.

Câu 23. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta là

  1. Sử dụng tốt tài nguyên, tạo nhiều việc làm.
  2. Tạo nhiều sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu.
  3. Đẩy nhanh đô thị hóa, phân bố lại dân cư.
  4. Thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất hàng hóa.

Câu 24. Hình thức nào dưới đây không phải là hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?

  1. Khu công nghiệp
  2. Xí nghiệp công nghiệp
  3. Điểm công nghiệp
  4. Trung tâm công nghiệp

Câu 25. Một trong những đặc điểm cơ bản của điểm công nghiệp ở nước ta là:

  1. Thường hình thành ở các tỉnh miền núi
  2. Mới được hình thành ở nước ta
  3. Do Chính phủ thành lập
  4. Có các ngành chuyên môn hóa

Câu 26. Đặc điểm nào dưới đây không phải của khu công nghiệp ở nước ta?

  1. Có ranh giới địa lí xác định
  2. Do chính phủ quyết định thành lập
  3. Không có dân cư sinh sống
  4. Phân bố gần nguồn nguyên liệu

----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp. VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí 12

    Xem thêm