Địa lý 12 bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Địa lý 12 bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập gồm các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Địa lý lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
Bài: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
A/ Lý thuyết Địa lý 12 bài 1
1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội
a. Bối cảnh
Từ 1975 đến 1985 kinh tế nước ta thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát kéo dài.
- Ngày 30/4/1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 diễn biến phức tạp. Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.
- Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
b. Diễn biến
Đổi mới bắt đầu thực hiện từ 1979, đấu tiên là trong một số ngành nông nghiệp, sau đó sang công nghiệp và dịch vụ.
Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo ba xu thế:
- Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c. Thành tựu
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III) .
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét (hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh...).
- Xã hội: Đời sống nhân dân được cải thiện làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
a. Bối cảnh
Thế giới: Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực.
- Việt Nam là thành viên của ASEAN (7/95), bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, thành viên WTO năm 2007, APEC; AFTA và nhiều tổ chức quốc tế khác.
- Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
b. Thành tựu
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI…)
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, là nước xuất khẩu gạo. Xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng : dệt may, thiết bị điện tử, gạo, cà phê, thủy sản
3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới
- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
- Đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục đồng thời chống lại các tệ nạn xã hội.
B/ Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 1
Câu 1. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực
- Chính trị.
- Công nghiệp.
- Nông nghiệp.
- Dịch vụ.
Câu 2. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ sau
- Đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975.
- Chỉ thị 100 CT - TW ngày 13 - 1 - 1981.
- Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI tháng 4 - 1998.
- Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986.
Câu 3. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế nước ta sau năm 1975 là
- Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
- Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0,2%/năm.
- Lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 chữ số.
- Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu.
Câu 4. Đâu không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ở nước ta?
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Câu 5. Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt diễn ra vào giữa thập niên 90 đánh dấu xu thế hội nhập của nước ta là gia nhập
- WTO và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
- ASEAN và kí thương ước với Hoa Kì.
- ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
- APEC và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
Câu 6. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
- Tháng 4 - 1995.
- Tháng 7 - 1998.
- Tháng 7 - 1998.
- Tháng 7 - 1995.
Câu 7. Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta cần dựa trên cơ sở
- Phát triển khoa học công nghệ và giáo dục – đào tạo.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng.
- Đẩy mạnh, phát triển công nghiệp nặng.
- Đầu tư mạnh cho giáo dục và đào tạo.
Câu 8. Chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta bước đầu đã có tác dụng chuyển dịch lao động từ khu vực kinh tế nào sang khu vực kinh tế nào?
- Nhà nước sang tập thể và tư nhân.
- Tư nhân sang Nhà nước và tập thể.
- Tập thể, tư nhân sang Nhà nước.
- Nhà nước sang có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 9. Để tận dụng những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật tiên tiến trên thế giới, Việt Nam cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực
- Sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp.
- Sản xuất công nghiệp sang dịch vụ.
- Sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
- Dịch vụ sang công nghiệp.
Câu 10. Hệ quả nào sau đây không phải là tác động của công cuộc Đổi mới năm 1986?
- Sự vươn lên của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Sự suy giảm vị thế của kinh tế Nhà nước.
- Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa được phát triển.
- Hình thành cơ chế kinh tế thị trường.
Câu 11. Công cuộc đổi mới của nước ta được manh nha từ năm nào?
- 1975.
- 1979.
- 1986.
- 1989.
Câu 12. Hiện nay ở nước ta, vùng nào có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại và đồng bộ nhất?
- Đồng bằng sông Hồng.
- Đông Nam Bộ.
- Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình xuất khẩu của nước ta từ sau Đổi mới đến nay?
- Kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng qua các năm.
- Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản là các thị trường lớn.
- Kim ngạch xuất khẩu luôn luôn cao hơn nhập khẩu.
- Thị trường được mở rộng và đa dạng hóa.
Câu 14. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến nền kinh tế nước ta khủng hoảng nghiêm trọng vào thời kì trước đổi mới là
- Do chiến tranh kéo dài triền miên.
- Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- Đất nước bị chia cắt một thời gian lâu dài.
- Cơ chế hành chính, quan liêu, bao cấp.
Câu 15. Hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức nào?
- Tổ chức thương mại thế giới.
- Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
- Khu vực tự do mậu dịch ASEAN.
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn hiện nay?
- Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH.
- Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm.
- Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP.
- Tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm.
Câu 17. Ở nước ta có thời kì lạm phát kéo dài vào những năm
- Trước những năm 1975
- Trong những năm 1975 – 1986
- Những năm 1986 – 2007
- Sau những năm 2007
Đáp án
1C | 2D | 3C | 4D | 5C | 6D | 7A | 8A | 9C | 10B |
11B | 12B | 13C | 14D | 15B | 16D | 17B |
----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Trắc nghiệm Địa lý 12, Lý thuyết Địa lí 12
Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:
C/ Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024môn Hóa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD