Địa lý 12 bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý 12 bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ gồm các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Địa lý 12 theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng tôi hi vọng, thông qua tài liệu này các em học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 39
1. Khái quát chung
Gồm 5 tỉnh là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TP.HCM
- Diện tích nhỏ: 23.597,9 km² (năm 2009)
- Dân số thuộc loại trung bình: 14.890.800 người (năm 2009)
- Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp và hàng hóa xuất khẩu
- Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa.
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề kinh tế nổi bật của vùng.
2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng
a. Vị trí địa lý:
Giáp với đồng sông Cửu Long, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến.
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Thế mạnh:
- Đất đai: đất badan chiếm 40% diện tích của vùng, đất xám bạc bạc màu trên phù sa cổ, thoát nước tốt.
- Khí hậu: cận xích đạo => hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt đới qui mô lớn.
- Thủy sản: gần các ngư trường lớn, nguồn hải sản phong phú => phát triển ngư nghiệp.
- Rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Có vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
- Khoáng sản: dầu khí với trữ lượng lớn, sét, cao lanh => thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng.
- Sông: hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.
- Hạn chế:
- Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt.
- Diện tích rừng tự nhiên ít.
- Ít chủng loại khoáng sản.
c. Kinh tế – xã hội:
- Nguồn lao động: có chuyên môn cao
- Cơ sở vật chất kĩ thuật: có sự tích tụ lớn, có nhiều trung tâm công nghiệp lớn.
- Cơ sở hạ tầng: thông tin liên lạc và mạng lưới giao thông phát triển, là đầu mối của các tuyến đường bộ, sắt, biển, hàng không.
3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
Công nghiệp | Dịch vụ | Nông – lâm nghiệp | Kinh tế biển | |
Biện pháp | - Tăng cường cơ sở hạ tầng - Cải thiện cơ sở năng lượng - Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng - Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài | - Hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ. - Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ - Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài | - Xây dựng các công trình thủy lợi - Thay đổi cơ cấu cây trồng - Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu sông. Bảo vệ các vùng rừng ngập mặn, các vườn quốc gia | Phát triển tổng hợp: khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa, khai thác và nuôi trồng hải sản, phát triển du lịch biển và giao thông vận tải. |
Kết quả | - Phát triển nhiều ngành công nghiệp đầu tư cho các ngành công nghệ cao - Hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất,… - Giải quyết tốt vấn đề năng lượng. | Vùng ĐNB dẫn đầu cả nước về tăng nhanh và phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ | - Công trình thủy lợi dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước - Dự án Phước Hòa cung cấp nước sạch cho các ngành dịch vụ | - Sản lượng khai thác dầu tăng khá nhanh, phát triển các ngành công nghiệp lọc dầu, dịch vụ khai thác dầu khí, … - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển - Cảng Sài Gòn lớn nhất nước ta, cảng Vũng Tàu - Vũng Tàu là nơi nghỉ mát nổi tiếng |
B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 39
Câu 1. Theo các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội thì Đông Nam Bộ là vùng có trình độ phát triển như thế nào?
- Trung bình so với cả nước.
- Thấp hơn cả nước.
- Cao hơn cả nước.
- Không đáng kể.
Câu 2. Khó khăn nào là lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ?
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ.
- Tài nguyên lâm nghiệp không thật lớn.
- Tài nguyên khoáng sản chỉ có dầu khí ở thềm lục địa.
- Mùa khô kéo dài, có khi đến 4 - 5 tháng.
Câu 3. Chiếm tỉ lệ lớn nhất ở Đông Nam Bộ là đất
- Cát.
- Badan.
- Xám.
- Phù sa.
Câu 4. Đặc điểm nổi bật của đất phù sa cổ ở Đông Nam Bộ là
- Giàu chất dinh dưỡng.
- Thoát nước tốt.
- Có tầng mùn dày.
- Đất rất chặt.
Câu 5. Vườn quốc gia Cát Tiên thuộc tỉnh/thành phố nào?
- Bình Phước.
- Tp. Hồ Chí Minh.
- Đồng Nai.
- Tây Ninh.
Câu 6. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được hiểu là việc
- Phát triển nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc đầu tư khoa học - kĩ thuật vào sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
- Phát triển kinh tế chú trọng đầu tư vào một lãnh thổ nhất định trên cơ sở lao động có trình độ cao nhằm tăng thu nhập quốc dân và bảo vệ môi trường.
- Nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở tăng cường đầu tư khoa học kĩ thuật, vốn để vừa tăng thu nhập quốc dân, vừa bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đón đầu công nghệ từ nước ngoài, phát triển một vùng duy nhất sao cho thật lớn mạnh.
Câu 7. Các cây công nghiệp ngắn ngày ở Đông Nam Bộ chủ yếu trồng trên đất
- Badan.
- Phù sa ngọt.
- Xám phù sa cổ.
- Cát biển.
Câu 8. Ý nào không phải là đặc điểm địa hình của vùng Đông Nam Bộ?
- Là vùng đất gò đồi lượn sóng.
- Độ cao trung bình từ 20-600m.
- Độ cao giảm dần từ Đông bắc xuống Tây nam.
- Độ cao giảm dần theo hướng Tây sang Đông.
Câu 9. Tổ hợp khí - điện - đạm Phú Mỹ nằm ở đâu?
- TP. Hồ Chí Minh.
- Đồng Nai.
- Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Cà Mau.
Câu 10. Xét về mặt sinh thái, rừng ở Đông Nam Bộ có tác dụng gì?
- Cung cấp gỗ dân dụng cho TP.Hồ Chí Minh.
- Làm nguyên liệu cho liên hợp giấy Đồng Nai.
- Giữ mực nước ngầm, bảo vệ các công trình thuỷ lợi.
- Cung cấp gỗ cho hoạt động xuất khẩu.
Câu 11. Trong cơ cấu các loại đất ở Đông Nam Bộ, chiếm tỉ lệ lớn hơn cả là đất
- Xám phù sa cổ.
- Badan.
- Phù sa ngọt.
- Phèn, mặn.
Câu 12. Ngoài dầu khí thì nhóm tài nguyên khoáng sản có trữ lượng khá lớn và được khai thác mạnh mẽ trong những năm gần đây ở vùng Đông Nam Bộ là
- Kim loại đen.
- Nhiên liệu.
- Vật liệu xây dựng.
- Kim loại màu.
Câu 13. Đứng vị trí thứ hai về cây công nghiệp dài ngày ở Đông Nam Bộ là
- Điều.
- Chè.
- Mía.
- Cà phê.
Câu 14. Loại cây nào sau đây không phải là chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ?
- Điều.
- Cà phê.
- Chè.
- Cao su.
Câu 15. Vấn đề không đặt ra đối với việc phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ hiện nay là
- Mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài.
- Quan tâm tới vấn đề môi trường.
- Hạn chế phát triển các khu công nghiệp.
- Tránh làm tổn hại đến ngành du lịch.
Câu 16. Hoạt động kinh tế biển nào sau đây ở Đông Nam Bộ thúc đẩy mạnh mẽ sự thay đổi của cơ cấu vùng?
- Khai thác sinh vật.
- Giao thông vận tải.
- Khai thác khoáng sản.
- Du lịch biển đảo.
Câu 17. Vấn đề năng lượng của Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướng
- Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
- Xây dựng nhà máy điện nguyên tử.
- Nhập nguồn điện từ nước ngoài.
- Sử dụng nguồn địa nhiệt.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng về kinh tế - xã hội của Đông Nam Bộ?
- Cơ cấu kinh tế ngành phát triển.
- Chính sách phát triển phù hợp.
- Giá trị công nghiệp cao nhất nước.
- Kinh tế hàng hóa phát triển muộn.
Câu 19. Số tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ là
- 5.
- 6.
- 7.
- 8.
Câu 20. Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
- Khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường.
- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và giải quyết việc làm.
- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội và đa dạng hóa nền kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác hợp lí tài nguyên.
Câu 21. Vùng nào sau đây có tổng sản phẩm trong nước (GDP) đứng đầu nước ta?
- Đồng bằng sông Hồng.
- Tây Nguyên.
- Đông Nam Bộ.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 22. Nhận định nào sau đây không chính xác đối với vùng Đông Nam Bộ?
- Có diện tích nhỏ, số dân trung bình.
- Dẫn đầu cả nước về GDP và tổng mức bán lẻ hàng hóa.
- Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm hơn 1/2 của cả nước.
- Vùng có nền kinh tế hàng hóa phát triển muộn hơn các vùng khác.
Câu 23. Để khai thác theo chiều sâu trong công nghiệp có hiệu quả lâu dài, Đông Nam Bộ cần quan tâm chủ yếu đến vấn đề nào sau đây?
- Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Sử dụng hợp lí số lao động đông và có trình độ.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Thu hút vốn đầu tư về vốn, khoa học và công nghệ.
Câu 24. Phương án nào không đúng về quan niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu?
- Nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đầu tư vốn, khoa học công nghệ.
- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Khai thác có hiệu quả các nguồn lực, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Câu 25. Vấn đề tiêu biểu nhất của Đông Nam Bộ so với các vùng khác là
- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
- Phát triển khai thác thủy hải sản.
- Hình thành các vùng chuyên canh.
- Thu hút đầu tư nước ngoài.
Câu 26. Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở vùng Đông Nam Bộ, ngoài thủy lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là
- Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất.
- Tăng cường sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
- Thay đổi cơ cấu cây trồng và giống cây trồng cho năng suất cao hơn.
- Nâng cao trình độ cho người lao động.
Câu 27. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển công nghiệp dầu khí ở Đông Nam Bộ là
- Làm sâu sắc sự phân hóa lãnh thổ, thu hút vốn đầu tư.
- Tăng cường các quan hệ quốc tế, tăng vị thế của vùng.
- Góp phần đa dạng cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm.
- Tạo sản phẩm có giá trị, đẩy nhanh phát triển kinh tế.
Câu 28. Việc xây dựng các dự án thủy lợi ở Đông Nam Bộ không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
- Cung cấp nước tưới cho các vùng khô hạn.
- Tiêu nước cho các vùng thấp, trũng.
- Cung cấp nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt.
- Tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm.
Câu 29. Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là
- Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
- Quy hoạch và xây dựng thêm các khu công nghiệp, khu chế xuất mới.
- Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí.
Câu 30. Tại sao vấn đề năng lượng luôn được đặt lên hàng đầu trong sự phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ?
- Đang thiếu rất nhiều nguyên liệu.
- Công nghiệp mới bước đầu phát triển.
- Vùng rất nghèo tài nguyên khoáng sản.
- Công nghiệp của vùng rất phát triển.
Câu 31. Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là
- Tăng cường cơ sở năng lượng
- Bổ sung lực lượng lao động
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải
- Hỗ trợ vốn
Câu 32. Giải pháp có ý nghĩa hàng đầu trong khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là
- Bảo vệ vốn rừng.
- Thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
- Hoàn chỉnh mạng lưới thủy lợi.
----------------------------------------
Với nội dung bài Địa lý 12 bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và phát triển khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở miền Đông Nam Bộ...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây
C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD