Địa lý 12 bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
Lý thuyết Địa lý 12 bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.
Bài: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 35
I. Khái quát chung
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nhất nước
- Diện tích: 51,5 nghìn km2 (16,5% cả nước).
- Dân số: 10,6 triệu người (12,7% cả nước).
- Tiếp giáp: Đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi Bắc Bộ, Lào và Biển Đông
- Bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
=> Thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển.
2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng
a. Thế mạnh:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa đa dạng, có mùa đông lạnh vừa
- Dải đồng bằng ven biển, đất đai đa dạng (phù sa, feralit…)
- Sông ngòi dày đặc.
- Khoáng sản tương đối phong phú.
- Rừng có diện tích tương đối lớn.
- Dân cư giàu truyền thống lịch sử, chung sống với thiên nhiên khắc nghiệt, cần cù, chịu khó.
- Nhiều tài nguyên du lịch.
b. Hạn chế:
- Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, triều cường, gió Lào...
- Tài nguyên phân bố phân tán.
- Sông ngắn dốc => lũ lên nhanh.
- Mức sống thấp, hậu quả của chiến tranh.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém.
II. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
1. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
a. Thuận lợi:
- Diện tích rừng: 2,46 triệu ha (20%).
- Nhiều gỗ, chim thú có giá trị.
b. Khó khăn:
- Cháy rừng, thiếu vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, thiếu lực lượng quản lí…
=> Khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ.
2. Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển
a. Thuận lợi:
- Vùng đồi trước núi: chăn nuôi gia súc
- Khí hậu nhiệt đới, có sự phân hóa
- Đất đa dạng (phù sa, feralit…)
=> Phát triển chăn nuôi gia súc, vùng chuyên canh cây công nghiệp và vùng thâm canh lúa.
b. Khó khăn: Đất kém màu mỡ, nhiều thiên tai…
=> Giải quyết lương thực thực phẩm và mở rộng thị trường.
3. Ngư nghiệp
- Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều hải sản quý
- Nhiều sông lớn (sông Cả, Sông Mã…)
=> Phát triển cả đánh bắt, nuôi trồng ở cả 3 môi trường nước: ngọt, lợ, mặn.
III. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
1. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa
- Là vùng có nhiều nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp: khoáng sản, nguyên liệu nông – lâm – ngư nghiệp.
- Trong vùng đã hình thành một số vùng công nghiệp trọng điểm: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, chế biến nông – lâm – thủy sản và có thể lọc hóa dầu.
- Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở dải ven biển, phía đông bao gồm Thanh Hóa, Vinh, Huế.
2. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải
- Xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Các tuyến giao thông quan trọng của vùng: quốc lộ 7, 8, 9, 1A, đường Hồ Chí Minh.
B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 35
Câu 1. Đất ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển cây
- Lúa nước.
- Công nghiệp lâu năm.
- Công nghiệp hàng năm.
- Rau đậu.
Câu 2. Diện tích rừng chủ yếu ở Bắc Trung Bộ là rừng
- Đặc dụng.
- Phòng hộ.
- Sản xuất.
- Tự nhiên.
Câu 3. Các đồng bằng có diện tích lớn hơn cả ở Bắc Trung Bộ là
- Bình - Trị- Thiên.
- Thanh - Nghệ - Tĩnh.
- Nam - Ngãi - Định.
- Phú - Khánh.
Câu 4. Ven biển của Bắc Trung Bộ có khả năng gì?
- Khai thác dầu khí.
- Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Khai thác vàng.
Câu 5. Tỉnh nào là trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ?
- Nghệ An.
- Hà Tĩnh.
- Thanh Hoá.
- Huế.
Câu 6. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi
- Hoàng Liên Sơn.
- Bạch Mã.
- Trường Sơn Bắc.
- Trường Sơn Nam.
Câu 7. Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ (320MW) được xây dựng trên sông
- Cả.
- Chu.
- Rào Quán.
- Mã.
Câu 8. Ngành công nghiệp nào được ưu tiên phát triển ở vùng Bắc Trung Bộ?
- Năng lượng.
- Sản xuất vật liệu xây dựng.
- Chế biến lâm sản.
- Điện tử, cơ khí.
Câu 9. Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ đứng thứ mấy cả nước?
- 1.
- 2.
- 3.
- 4.
Câu 10. Tài nguyên nào sau đây không phải là thế mạnh nổi bật của vùng Bắc Trung Bộ?
- Khoáng sản.
- Rừng.
- Đất.
- Thủy năng.
Câu 11. Loại khoáng sản phân bố ở vùng Bắc Trung Bộ, chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng trữ lượng khoáng sản của cả nước là
- Sắt.
- Titan.
- Crôm.
- Thiếc.
Câu 12. Những vùng chuyên canh cà phê và cao su ở Nghệ An, Quảng Trị gắn liền với sự có mặt của tài nguyên nào?
- Đất phù sa
- Có lượng mưa rất lớn
- Khoáng sản phong phú
- Đất đỏ badan
Câu 13. Vào thời kì đầu mùa hạ, Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió
- Mùa Đông Nam.
- Phơn (gió Lào).
- Tín phong.
- Mùa Đông Bắc.
Câu 14. Vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ có thế mạnh về
- Chăn nuôi gia cầm.
- Chăn nuôi đại gia súc.
- Phát triển cây rau, đậu.
- Phát triển cây lương thực.
Câu 15. Tại Bắc Trung Bộ hiện nay, rừng giàu tập trung nhiều nhất ở các tỉnh
- Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
- Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình.
- Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế.
- Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây đúng với chế độ mưa của vùng ven biển Trung Bộ?
- Mưa tập trung nhất vào mùa hạ.
- Mưa tập trung vào mùa đông.
- Mưa đều giữa các tháng trong năm.
- Mưa nhiều vào thời kì thu đông.
Câu 17. Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong phát triển lâm nghiệp của Bắc Trung Bộ là
- Khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ rừng.
- Phát triển các khu dự trữ tự nhiên.
- Mở rộng diện tích các vườn quốc gia.
- Mở rộng diện tích rừng sản xuất.
Câu 18. Tỉnh nào sau đây ở Bắc Trung Bộ có thế mạnh về quặng sắt để phát triển công nghiệp luyện kim đen?
- Quảng Trị.
- Nghệ An.
- Quảng Bình.
- Hà Tĩnh.
Câu 19. Vai trò quan trọng nhất của các lâm trường ở Bắc Trung Bộ là
- Trồng rừng phòng hộ ven biển.
- Khai thác đi đôi với tu bổ rừng.
- Trồng rừng làm nguyên liệu giấy.
- Chế biến gỗ và lâm sản khác.
Câu 20. Vai trò quan trọng của rừng đặc dụng ở Bắc Trung Bộ là
- Ngăn chặn nạn cát bay và cát chảy.
- Cung cấp nhiều lâm sản có giá trị.
- Hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột.
- Bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm.
Câu 21. Di sản Thế giới nào không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
- Cố đô Huế.
- Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Nhã nhạc Cung đình Huế.
- Di tích Mỹ Sơn.
Câu 22. Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ góp phần
- Tạo sự phân hóa giữa các vùng với nhau.
- Tạo cơ cấu ngành và tạo thế liên hoàn giữa các vùng.
- Tạo liên kết giữa Bắc Trung Bộ với các vùng khác.
- Hình thành các đô thị mới ở vùng miền núi.
Câu 23. Rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ được xếp vào loại rừng
- Đặc dụng.
- Sản xuất.
- Phòng hộ.
- Đầu nguồn.
Câu 24. Dải đồng bằng Bắc Trung Bộ có nhiều thuận lợi để phát triển
- Lúa và hoa màu.
- Nuôi trồng thủy sản.
- Cây công nghiệp hàng năm.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Câu 25. Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ở các đồng bằng ven biển của Bắc Trung Bộ là
- Lạc, mía, thuốc lá.
- Đậu tương, đay, cói.
- Mía, bông, dâu tằm.
- Lạc, đậu tương, bông.
Câu 26. Nguồn lợi thủy sản ở Bắc Trung Bộ có nguy cơ giảm rõ rệt là do
- Vùng biển thường xuyên xảy ra thiên tai.
- Môi trường biển bị ô nhiễm.
- Không có các bãi cá, bãi tôm quy mô lớn.
- Tàu thuyền công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính.
Câu 27. Việc giải quyết nhu cầu về điện của vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa vào
- Các nhà máy nhiệt điện được xây dựng tại chỗ.
- Các nhà máy thủy điện được xây dựng tại chỗ.
- Mạng lưới điện quốc gia.
- Nhập khẩu nguồn điện từ Lào.
Câu 28. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở Bắc Trung Bộ là
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải tạo môi trường.
- Hạn chế suy giảm nguồn lợi, tạo ra nguyên liệu chế biến.
- Tạo nhiều hàng hóa, thay đổi kinh tế nông thôn ven biển.
- Phát huy các lợi thế tự nhiên, giải quyết thêm việc làm.
Câu 29. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ là
- Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thuận lợi thu hút đầu tư.
- Tạo cơ sở hình thành đô thị mới, phân bố dân cư và lao động.
- Đẩy mạnh giao lưu với các vùng, thúc đẩy phát triển du lịch.
- Phục vụ nhu cầu người dân, khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Câu 30. Tác động lớn nhất của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là
- Tạo sự phân công lao động theo lãnh thổ hoàn chỉnh hơn.
- Tạo điều kiện phát triển, hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng lãnh thổ phía tây.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên bán đảo Đông Dương.
----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ. VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12...
C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Toán
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Văn
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Anh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Lý
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Hóa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Sinh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Sử
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Địa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn GDCD