Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lý 12 bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Lý thuyết Địa lý 12 bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 27

1. Công nghiệp năng lượng

a. Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu:

  • Công nghiệp khai thác than:

Các loại than

Trữ lượng

Phân bố

Tình hình sản xuất

Than antraxit

Trên 3 tỉ tấn

Quảng Ninh

Sản lượng liên tục tăng

Than nâu

Vài chục tỉ tấn

Đồng bằng sông Hồng

Than bùn

Lớn

Có ở nhiều nơi, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long

  • Công nghiệp khai thác dầu khí:
    • Trữ lượng: Vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
    • Phân bố: Các bể trầm tích ngoài thềm lục địa. Hai bể trầm tích lớn là Cửu Long và Nam Côn Sơn.
    • Tình hình sản xuất:
  • Sản lượng liên tục tăng; khí tự nhiên sử dụng sản xuất điện, đạm; Xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất.

b. Công nghiệp điện lực:

  • Khái quát chung:
    • Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.
    • Sản lượng điện tăng rất nhanh
    • Cơ cấu sản lương điện phân theo nguồn có sự thay đổi:
      • Giai đoạn 1991-1996 thủy điện chiếm hơn 70%.
      • Đến năm 2005 nhiệt điện chiếm khoảng 70%.
    • Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500kV Bắc – Nam.
  • Ngành thủy điện và ngành nhiệt điện:
    • Thủy điện:
      • Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai
      • Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Hòa Bình, Yaly
      • Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: Sơn La, Na Hang
    • Nhiệt điện:
      • Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng mặt trời, sức gió…
      • Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí.
      • Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại, Uông Bí và Uông Bí mở rộng, Phú Mĩ 1, 2, 3, 4..
      • Một số nhà máy đang được xây dựng

2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

  • Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác.
  • Dựa vào nguồn nguyên liệu của ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.
  • Hàng năm sản xuất một lượng rất lớn.
  • Việc phân bố công nghiệp ngành này mang tính chất qui luật. Nó phụ thuộc vào tính chất nguyên liệu, thị trường tiêu thụ.

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 27

Câu 1. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?

  1. Năng lượng.
  2. Chế biến lương thực- thực phẩm.
  3. Dệt - may.
  4. Luyện kim.

Câu 2. Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về

  1. Nhiệt điện, điện gió.
  2. Thủy điện, điện gió.
  3. Nhiệt điện, thủy điện.
  4. Thủy điện, điện nguyên tử.

Câu 3. Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành

  1. Có thế mạnh lâu dài.
  2. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  3. Tác động mạnh đến việc phát triển các ngành khác.
  4. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn.

Câu 4. Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm nào?

  1. 1986.
  2. 1987.
  3. 1988.
  4. 1989.

Câu 5. Một trong hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác ở nước ta là?

  1. Hoàng Sa.
  2. Sông Hồng.
  3. Cửu Long.
  4. Phú Khánh.

Câu 6. Về lí thuyết, tiềm năng thủy điện nước ta có thể đạt công suất bao nhiêu?

  1. 20 triệu kW.
  2. 25 triệu kW.
  3. 30 triệu kW.
  4. 35 triệu kW.

Câu 7. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1 có công suất bao nhiêu?

  1. 600 MW.
  2. 550MW.
  3. 440MW.
  4. 500MW.

Câu 8. Trong các loại than sau đây, loại than nào thường được dùng để luyện thành than cốc sử dụng trong công nghiệp luyện kim?

  1. Than antraxit.
  2. Than mỡ.
  3. Than nâu.
  4. Than bùn.

Câu 9. Than đá của nước ta chủ yếu tập trung ở vùng

  1. Đông Bắc.
  2. Tây Bắc.
  3. Đồng bằng sông Hồng.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10. Hoạt động nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng của nước ta?

  1. Sản xuất điện.
  2. Khai thác than.
  3. Khai thác bôxit.
  4. Khai thác dầu khí.

Câu 11. Yếu tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng?

  1. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  2. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.
  3. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhiều thành phần kinh tế tham gia.
  4. Nhiều thành phần kinh tế cùng sản xuất và nguyên liệu phong phú.

Câu 12. Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay không phải là

  1. Cơ khí - điện tử.
  2. Luyện kim màu.
  3. Vật liệu xây dựng.
  4. Năng lượng.

Câu 13. Trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí ở nước ta cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề nào sau đây?

  1. Các sự cố về môi trường.
  2. Thu hồi khí đồng hành.
  3. Tác động của thiên tai.
  4. Liên doanh với nước ngoài.

Câu 14. Việc phát triển các nhà máy điện sử dụng than làm nhiên liệu ở nước ta chủ yếu gây ra vấn đề ô nhiễm

  1. Không khí.
  2. Đất đai.
  3. Nước ngầm.
  4. Nước mặn.

Câu 15. Công nghiệp chế biến cà phê của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  2. Tây Nguyên.
  3. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 16. Công nghiệp chế biến chè của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Bắc Trung Bộ.
  3. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực của nước ta hiện nay?

  1. Nhiên liệu cho sản xuất điện ở miền Trung là khí tự nhiên.
  2. Sản lượng thủy điện và nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất.
  3. Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện.
  4. Hàng loạt nhà máy điện có công suất lớn đang hoạt động.

Câu 18. Công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai phân ngành là

  1. Thủy điện và nhiệt điện.
  2. Khai thác than và sản xuất điện.
  3. Thủy điện và khai thác nguyên, nhiên liệu.
  4. Khai thác nguyên nhiên liệu và sản xuất điện.

Câu 19. Ở nước ta, than bùn tập trung chủ yếu ở

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Đồng bằng sông Cửu Long.
  3. Quảng Ninh.
  4. Tây Bắc.

Câu 20. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp được phát triển một bước là

  1. Than.
  2. Khai thác dầu khí.
  3. Điện lực.
  4. Luyện kim.

Câu 21. Ở nước ta, than nâu phân bố chủ yếu ở vùng

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Quảng Ninh.
  3. Tây Bắc.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 22. Mục đích chủ yếu trong khai thác than ở nước ta không phải để

  1. Xuất khẩu thu ngoại tệ.
  2. Làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện.
  3. Làm nhiên liệu cho công nghiệp hóa chất, luyện kim.
  4. Làm chất đốt cho các hộ gia đình.

Câu 23. Những thế mạnh chính để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là

  1. Có máy móc thiết bị hiện đại.
  2. Có nguồn vốn đầu tư rất lớn.
  3. Nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao.
  4. Nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường rộng lớn.

Câu 24. Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là

  1. Bạch Hổ.
  2. Rạng Đông.
  3. Hồng Ngọc.
  4. Rồng.

Câu 25. Việc khai thác dầu thô ở nước ta hiện nay chủ yếu để

  1. Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ.
  2. Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
  3. Làm nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu trong nước.
  4. Làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.

Câu 26. Giải pháp nào sau đây có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta?

  1. Nâng cao trình độ của nguồn lao động.
  2. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô.
  3. Tăng cường liên doanh với nước ngoài.
  4. Phát triển mạnh công nghiệp lọc hóa dầu.

Câu 27. Chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta chủ yếu do có

  1. Sản phẩm phong phú, hiệu quả kinh tế cao, phân bố rộng khắp.
  2. Cơ cấu đa dạng, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tăng thu nhập.
  3. Tỉ trọng lớn nhất, đáp ứng nhu cầu rộng, thu hút nhiều lao động.
  4. Thế mạnh lâu dài, hiệu quả cao, thúc đẩy ngành khác phát triển.

Câu 28. Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển chủ yếu do đâu?

  1. Vị trí gần các trung tâm công nghiệp.
  2. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
  3. Mạng lưới giao thông thuận lợi.
  4. Cơ sở vật chất - kĩ thuật được nâng cấp.

Câu 29. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến cho sản lượng khai thác than của nước ta những năm gần đây tăng nhanh?

  1. Các nhà máy thủy điện nâng công suất.
  2. Mở rộng thị trường và đầu tư thiết bị hiện đại.
  3. Hiện nay, than chủ yếu được dùng làm nguyên liệu.
  4. Lao động tham gia khai thác than ngày càng tăng.

Câu 30. Một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới việc suy giảm tuổi thọ các hồ thủy điện là

  1. Nạn phá rừng.
  2. Khí hậu có sự phân hóa.
  3. Nền địa chất bất ổn.
  4. Nước ta chịu nhiều bão.

Câu 31. Ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm phải đi trước một bước là do

  1. Ngành này có nhiều lợi thế ( tài nguyên, lao động, thị trường) và là động lực để thúc đẩy các ngành khác
  2. Sử dụng ít lao động, không đòi hỏi quá cao về trình độ
  3. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài
  4. Trình độ công nghiệp sản xuất cao, không gây ô nhiễm môi trường

Câu 32. Than antraxit phân bố chủ yếu ở:

  1. Đồng bằng sông Hồng
  2. Quảng Ninh
  3. Đồng bằng sông Cửu Long
  4. Tây Nguyên

----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12. Để giúp bạn độc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí 12

    Xem thêm